Không biết mọi người còn nhớ tuổi thơ của mình hay không? Riêng tôi chưa bao giờ quên. Dù có sống ở bất kỳ đâu chăng nữa, trong nước, ngoài nước hay tại ngay quê hương An Bằng, và cuộc sống khó khăn hay sung túc thì tôi vẫn luôn nhớ về quê hương, nơi tôi được sinh ra và lớn lên, nơi đã cho và giữ chặt biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn của tuổi ấu thơ.
Cứ mỗi mùa hè đến, vào mỗi sáng, tụi con trai cỡ choai choai như tôi, sau khi cơm nước xong xuôi là rũ nhau ra tắm biển. Thời buổi kinh tế còn nghèo khổ nên mỗi đứa chỉ đem vài ba củ khoai, sắn để dự phòng lúc đói. Hồi đó chúng tôi có năm đến bảy người chơi thân với nhau, lớn hơn tôi một chút cũng có mà nhỏ hơn cũng có. Tôi còn nhớ An Bằng lúc đó là một vùng đất cằn cỗi, cồn khô cỏ cháy. Mỗi khi chúng tôi ra đến cồn biển (độn biển) là chân chúng tôi như muốn bỏng lên vì cát biển rất là nóng, đôi lúc chúng tôi phải lấy lá dương để chèn lên chân cho đỡ nóng. Đôi lúc lại phải chạy thật nhanh như bị ma đuổi để tránh cái nóng như rang đó. Nhà túng thiếu chúng tôi không có dép để mang, càng không có nón để đội. Thiếu ăn thiếu mặc nên đứa nào đứa nấy cũng ốm nhe ốm nhách, da đen xạm vì mùi nước mặn và cái nắng chói chan như muốn thiêu sống mọi thứ trên mặt đất.
Ấy vậy mà mỗi khi đi biển là ai nấy đều rất phấn khởi. Độn biển hồi đó rất cao, chúng thường thách đố nhau xem ai chạy lên trước, tuy mệt nhưng mà chúng tôi cũng rất vui. Lên tới đỉnh độn, từ xa xa, mọi người đã cảm nhận được những cơn gió nhẹ mang theo mùi nước biển làm xoa dịu sự mệt nhọc và cái nóng trong người. Thấp thoáng, bãi biển đã hiện ra trước mắt, sóng biển hiền hoà vỗ nhẹ vào bờ như những tiếng ầu ơ mà mẹ đã ru tui từ thuở bé. Nước biển trong lắm, nhất là vào mùa hè, và cũng mát nữa. Mặc dù rất thích tắm biển nhưng mà người lớn không an tâm lắm, đi biển cũng rất nguy hiểm nhưng vì cuộc sống bương chải nên không có thời gian để chăm sóc cho con cái. Mãi mê với những con sóng xanh biếc, chúng cũng quên mất rằng cái bụng đã đói cồn cào. Thời điểm ấy người dân ở dưới Mỹ Lợi hay Lương Viện hay mang trái cây lên An Bằng để đổi cá. Vì tuổi trể vốn có tính tinh nghịch, phần vì đói bụng nên chúng tôi đã tìm cách chiếm đoạt trái cây của người ta. Nghĩ lại thât xót xa, người ta cũng vì miếng ăn manh áo, cố dành giụm chút ít trái cây để đổi lấy chút ít thức ăn, vậy mà chúng tôi nỡ đành…. Có người khóc nức nở vì cá chẳng đổi được mà trái cây cũng chẳng còn. Ôi chao cuộc đời! Đôi lúc cũng làm mấy cái khâu (làm từ lưỡi câu) để đi ăn cắp cá, khấu được con nào thì đem đi đổi thức ăn. Nhưng không phải lần nào cũng may mắn cả. Khi bị bắt cũng dễ bị ăn vài cái tát tai như chơi.
Một buổi chiều ở biển trôi qua sau khi chúng tôi ăn những trái móc mọc ở bên đường. An Bằng về đêm buồn lắm, chưa có điện nên chỉ thắp đèn dầu. Ánh đèn lờ mờ nên càng làm cho không gian trở nên tối tăm và yên lặng. Không như ở trong làng biển An Bằng về đêm dường như đẹp và rộn ràng hơn. Sau khi đã ăn bữa chiều xong là chúng tôi lại rủ nhau ra biển để ngủ. Những ngày sáng trăng, nhiều ánh sao, biển trở nên đẹp và lung linh. Xa xa ngoài khơi, những ánh đèn nhấp nháy của tàu thuyền càng tô thêm vẻ huyền ảo của biển An Bằng. Tui còn tưởng ngoài kia là một thành phố nữa. Điều đó thật buồn cười nhưng đó là những cảm xúc thật của tôi. Khi mọi người đã đông đủ thì chúng tôi bắt đầu nô đùa. Hình thức giải trí cũng rất khác xa so với bây giờ. Không phải là những trò chơi điện tử trên máy tính, thay vào đó là những trò chơi dân gian rất vui và gần gũi với bọn trẻ chúng tôi. Sau khi chơi xong ai nấy cũng thấm mệt. Trời bắt đầu về khuya và se lạnh. Ánh trăng cũng đi xa dần về phía chân trời kia. Mọi người bắt đầu nằm xuống, có đứa hát, có đứa kể chuyện, rồi ai cũng thiếp đi để lại khung cảnh xung quanh yên tĩnh đến kỳ lạ, chỉ còn tiếng sóng rì rào như muốn đưa chúng tôi chìm sâu vào giấc ngủ.
Ai cũng từng sinh ra rồi lớn lên ở quê hương, nhưng một ngày nào đó, có người ở lại cũng có người rời xa quê hương để lập nghiệp. Quê hương đã mang cho chúng ta biết bao kỷ niệm đẹp và trong sáng của tuổi ấu thơ. Là người con của An Bằng, tôi hy vọng mọi người, những ai là con dân của An Bằng đang sống ở bất kỳ ở đâu trên thế giới, hãy luôn hướng về quê hương, nơi đã gắn bó với chúng ta những ngày tập tễnh và đã nuôi ta khôn lớn. Một lần nữa xin chúc cho mọi người con An Bằng trên khắp thế giới hưởng trọn niềm vui và hạnh phúc.
Xuấn Văn
819653 760673This is such a fantastic post, and was thinking much exactly the same myself. One more great update. 88284
332529 543373You made various good points there. I did a search on the topic and discovered most people will have exactly the same opinion with your weblog. 250318