9/5/2014
Vũ Châu Lâm: “Điều trước tiên chúng ta hãy vỗ tay thật đều, chuyền cho nhau từng hơi ấm, chắc chắn An Bằng sẽ đẹp mãi mãi.”

Ba mươi lăm năm ao ước về quê dự đua, dù sao nơi đó mình đã sinh ra và lớn lên. Vì một lý do gì đó phải xa quê, nhưng dù ở đâu, hoàn cảnh thế nào, quê hương vẫn mãi trong lòng. An Bằng đã cho tôi cuộc sống của gần nửa đời thấm mặn cho nên quê hương không bao giờ ra khỏi lòng tôi. Suốt thời gian chuẩn bị về quê dự hội đua thuyền truyên thống của làng, suốt thời gian đó trong đầu tôi cứ lãng vãng những hình ảnh quê  hương như đang ở quê nhà.  Trai tráng chiều về tụ hội ở các ngã tư; cô thôn gánh hoa bàu, ao sâu xưa bẩy cá; cả làng nô nức mừng lễ hội; trên bãi biển đầy người; sáu thuyền đua tranh tài lướt sóng, tiếng vỗ tay hoan hô làm rạn nứt không gian An Bằng.  Những hình ảnh đó đã hơn 30 năm nhưng vẫn như ngày nào.  Đúng, làm sao quên được!  Nó đã gắn liền với mình như hình với bóng.  Những gì mơ ước là cái đó đẹp nhất. Thế là chỉ chờ ngày lên máy bay đi tìm lại những dĩ vãng tốt đẹp đó.

Chúng tôi đi hãng hàng không China Airline, luôn tiện ở lại Trung Quốc.  Đến Vạn lý Trường Thành mới cảm nhận ra đây quả thật là một công trình vĩ đại so với ngàn năm trước.  Thiên An Môn cũng rộng lớn.  Việt Nam bậy giờ có Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, chùa Bái Đính, chùa Ba Vàng, có thể so sánh Thiên An Môn bên Trung Quốc.

Về đến nhà chúng tôi có nhận giấy làng mời tham dự lễ Âm Hồn nhưng đã trễ.  Chiều Tết mồng năm tháng năm Âm lịch, anh Hồ Như Hề điện thoại bảo tôi ngày mai anh em mình vô đình làng thắp nhang luôn tiện thăm làng và đem những ý kiến của bà con hải ngoại đóng góp cho những lần đua tới hầu đem lại tốt đẹp hơn.  Sáng mồng sáu anh Hề gọi cho tôi, anh nói anh đang ở nhà ông bộ Thiết, sáng nay làng có họp, mình vào để trình bày những ý kiến của bà con hải ngoại luôn.

Khi chúng tôi vào thì phiên họp cũng mới bắt đầu.  Đến lượt bàn giải TáoTiền, làng giao toàn quyền cho hải ngoại. Có một số anh em về trước dự lễ âm hồn tự nhận mình là những chức sắc của hải ngoại, đã hứa sẽ triệu tập toàn dân hải ngoại để chọn ra những người cầm lệnh, trao giải v.v….  Các anh đã không triệu tập phiên họp mà tự phân chia công việc.  Anh Hồ Như Hề kể lại, Anh D nhờ anh đại diện cho hải ngoại trao một giải. Nhưng anh không nhận, anh nói, tôi không dám đại diện cho hải ngoại.  Các anh đã hứa với làng thì chúng tôi yêu cầu các anh nên mở phiên họp con dân hải ngoại để họ bầu ra những người đại diện cho hải ngoại như vậy mới có tinh thần dân chủ.  Nhưng vẫn cứ lời qua tiếng lại, cuối cùng cũng không mở phiên họp mà tự các anh ấy quyết định.

Ước mơ ba mươi năm bây giờ đang đứng trên mảnh đất quê hương, đi từng bước, nghe cát xào xạc như tiếng vỗ tay mừng rỡ.  Đứng trước rạp đua và chứng kiến sáu tay vè chuẩn bị tư thế, cả làng hồi hộp từng tiếng trống và tiếng vỗ tay.  Sáu thuyền bắt đấu lướt sóng, thật là ngày hội tưng bừng.  Không ngờ đến giờ phút cuối lại có chuyện không vui, cả làng không ai mà không đau lòng.  Nhưng dù sao chuyện cũng đã rồi, chúng ta không nên nhắc lại và hãy nên tha thứ cho nhau.  Tuy nhiên chúng ta sẽ có biện pháp để lần sau không xảy ra . Cũng như các bạn đã nói bảy lần nằm xuống tám lần đứng lên, nghĩa là một lần nằm xuống là kinh nghiệp để đứng lên.  Tôi tán thành ý kiến của các bạn, chúng ta đừng vì một chút phiền toái đó mà bỏ đi cái truyền thống cao đẹp của ông cha.  Dù sao thuyền thống cao đẹp này cũng đã có hơn ba trăm năm rồi. Vả lại, lễ hội đua thuyền là một lễ hội văn hóa của dân tộc nói chung, của An Bằng nói riêng, không một lý do gì mà từ bỏ lễ hội thiêng liêng này.  Mỗi khi nằm xuống chúng ta mạnh dạng đứng dậy rửa sạch vết dơ,  xoa lành vết thương,  sửa những đoạn gồ ghề chắc chắn cho thế hệ sau bước êm ái hơn.  Có  một bạn ý  kiến rằng làng có bốn vạn nhưng lại sáu thuyền đua, An Mỹ 2 chiếc, Bắc Thượng 2 chiếc, Định Hải 1 chiếc, Trung Hải 1 chiếc,  dù sao 2 chiếc phần thắng cũng nhiều hơn.  Đó là một ý kiến chúng ta cần lưu ý.  Chúng ta làm cách nào đó để ảnh hưởng tốt cho cuộc đua, nhất là tinh thần đoàn kết của dân. Có vậy, chắc chắn lễ hội sẽ ảnh hưởng đến người dân từ  xã này đến quận  khác.  Mỗi khi đã tạo tiếng thơm, thì mỗi khi lễ hội đua thuyền An Bằng, người sẽ về đông hơn.  Và đông hơn mới là thành công của lễ hội . Điều trước tiên chúng ta hãy vỗ tay thật đều, chuyền cho nhau từng hơi ấm, chắc chắn An Bằng sẽ đẹp mãi mãi.

Chớ nghĩ vấn đề hơn thua, tranh nhau tốn kém. Cũng bởi hơn thua nên đã xảy ra những chuyện không tốt. Theo ý kiến của bà con hải ngoại, làng nên đóng sáu chiếc ghe cùng một mẫu mực mang số 1 đến số 6, mỗi táo đua đều bắt xăm, thắng thua là nhờ ở trai chèo, như vậy mới đúng tinh thần lễ hội, thay vì mỗi kỳ đua phải tốn tiền đóng ghe.  Nghe đâu sau khi lễ hội, mỗi vạn dư qũy cũng nhiều.  Nên lấy ra một ít để chi vào công việc mở những đoạn đường cho rộng, làm lại những cây cầu cho bền chắc, trồng dừa và cây xanh trên những đường cái của mỗi thôn từ trong làng ra đến bãi biển.  Các bạn cứ tưởng tượng nếu trên bãi biển quê hương chúng ta có một rừng dừa từ An Mỹ lên đến Bắc Thượng và các đường cái thì đẹp biết bao.

 

BIỂN QUÊ TÔI

Quê hương tôi, có đại dương xanh biếc

Nước mùa hè trong soi những chiếc ghe

Cả đám tôi không hẹn tắm chơi vè

Trưa che áo, nắng khô, da thấm mặn

 

Bao kỷ niệm còn nguyên qua ngày tháng

Biển quê hương đã tắm nửa đời tôi

Cả dân làng tắm biển đã bao đời

Nhờ thấm biển nên tình người vẫn mặn

 

Dù xa biển trong lòng còn mang nặng

Bao người đi biển vẫn nhớ, vẫn thương

Ngày trở về tôi ôm nước vào lòng

Và hụp lặng biển reo cười mừng rỡ

 

Dù giông tố, biển không hề gian khổ

Dù nắng mưa, biển vẫn sống êm đềm

Và muôn thuở biển chẳng bớt, chẳng thêm

Biển bao che như mẹ hiền yêu dấu

 

Biển quê tôi hiền lành và nhân hậu

Người đi khơi gặp bão, biển đưa về

Người vượi biển vẫn đưa tận bên tê

Ban sự sống bao che bao thế hệ

 

Biển quê tôi bao dung như lòng mẹ

Thấm vào người từng thớ thịt mặn mà

Biển quê tôi hiền hậu lòng vị tha

Cám ơn biển đã nuôi dân khôn lớn.

 

Vũ Châu Lâm