Vì sao vào những ngày Tết người ta lại trồng cây nêu trước nhà? Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa……lũ Quỷ làm chủ toàn bộ ruộng đất. Loài người chỉ mướn đất của quỷ để trồng trọt và sinh sống và hàng năm cống nạp dâng lên cho Quỷ những của ngon vật lạ còn phần dở thì thuộc về người . Thấy vậy, “Phật” đã giúp đỡ loài người chống lại lũ Quỷ. “Phật” trồng một cây nêu, trên đó có treo một chiếc áo cà sa. Hai bên làm tờ giao ước: ngoài bóng tre là đất của Quỷ, trong bóng tre là đất của người. Phật hoá phép cây tre cao lên ,chiếc bóng áo cà sa càng tỏa rộng khiến bọn Quỷ không còn đất của mình nữa và đã bỏ ra đến tận biển đông. Vì thế, hằng năm cứ ngày Tết Nguyên Đán là ngày Quỷ vào thăm đất liền, thì người ta theo tục trồng nêu để cho Quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở. Trên nêu có khánh đất, mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra để luôn nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Cũng trên đó có buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng về phía đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.
Ca dao có câu:
“Cành đa lá dứa treo cao
Vôi bột rắc ngõ chớ trêu mọi nhà
Quỷ vào thì Quỷ lại ra
Cành đa lá dứa thì ta cứa mồm.”
Riêng làng An Bằng ta ngày xưa thì nhà nhà, họ tộc, làng đều dựng cây nêu. Nhưng lần lần người ta bỏ dần và hiện nay việc dựng cây nêu chỉ có ở đình làng và họ tộc Nguyễn khai canh vào ngày 29-30 Tết.
Phóng Viên ABN/Lê Bát
Hình ảnh cây nêu trước ngõ đình làng hiện nay: