Người đọc bình thơ và cảm xúc về cuộc đua thuyền vừa qua.

Đọc “Xót Xa” của Văn Nhân Đạo

 

Đọc thơ hay xem tranh là để thưởng thức nét đẹp và sự phong phú mà người nghệ sĩ muốn diễn tả một cái gì đó họ đang suy nghĩ.  Người thưởng ngoạn vần thơ hay bức tranh hội hoạ tùy vào tâm thức của mình để tiếp nhận.  Tôi đọc bài thơ XÓT XA và thấy nhiều bạn đọc phản hồi thật ngắn gọn “Hay, Hay quá, rất Hay”.

 

Riêng tôi lại XÓT XA khi đọc những câu thơ của tác giả VND.

“Xưa nay các bậc thánh hiền, Đua thuyền là để cầu yên trong ngoài”.  Thật thấm thía cho người đọc khi ở cách xa An bằng nửa vòng trái đất.

 

“Bây giờ vàng lẫn lộn thau”, có phải tác giả đang bức xúc là đáo lệ đua của làng năm nay không trên không dưới, tổ chức bị kèm kẹp, kẻ lợi dụng sự chất phát va lòng tốt của dân An Bằng để tạo lũng đoạn và xoá bỏ lịch sử của làng hàng trăm năm bởi:  “Chỉ vì chút bã lợi danh,  Lệ đua truyền thống thôi đành ngó lơ.”   Có thật rằng ai đó trong chức sắc của Làng đã tiếp tay với kẻ lợi danh đã xử dụng truyền thống của làng đi vào chuyện mua bán danh lợi chăng?

 

“Đua thuyền mà chẳng trao cờ vẻ vang” có nghĩa là đua nhưng không tranh giải, vậy thì sao phải đua?  Trao giải là khuyến khích tinh thần dân làng,  hãy vượt lên mọi khó khăn để tồn tại, bởi vì sức chịu đựng của dân làng rất mãnh liệt,  hay cố gắng để đi tới và vươn lên, đừng sợ hãi, đừng bỏ cuộc, bạn đến đích sẽ có phần thưởng.  Dân làng trước đây nghèo đói, nhờ vậy tinh thần và sức mạnh của người dân luôn luôn kiên trì để vượt qua mọi khó khăn của đời sống.  Đó là một phần ý nghĩa ngày đua của làng mà tổ tiên của chúng ta đã để lại.  Xin hãy gìn giữ.

 

“Việc làng, làng liệu cậy quan làm gì” người đọc hiểu rằng chuyện đua năm nay đã đến cửa quan, ôi thật là mâu thuẫn.  Lúc thì Làng bảo việc làng để làng lo, xin cửa quan đừng thò tay vào, nay chuyện làng đem đến cửa quan.  Sao mà oái ăm thế làng mình ngày nay?

 

“Hơn thua ở tại phong bì,  – Lý, không công lý, biết đi đường nào.”  Xin cửa quan hãy sáng suốt phân minh, đừng để phong bì đè bẹp danh dự của chính mình và tình yêu làng quê An Bằng.

 

V Hung