“Nỗ lực làm lành vết thương không nhất thiết phải lớn lao, mà là một lời cầu nguyện thành khẩn chung…. The effort to heal is not necessarily something big, but a shared, universal prayer of sincerity.

Tôi đang ngồi trước màn ảnh computer cả hàng tiếng đồng hồ, định viết về một điều gì đó, nhưng tôi vẫn chưa đủ quyết tâm để tự do tuôn ra những cảm xúc trong lúc này.  Viết gì, khi cảnh tang thương vẫn hiển nhiên trước mặt?  Viết gì, khi các nạn nhân trong vụ nổ súng tại Mississippi vừa qua chính là người cùng quê với tôi?  Viết gì, khi người nổ súng lại là một người con của một gia đình tôi quen biết từ thuở nhỏ?  Viết gì, khi cộng đồng An Bằng tôi còn đang gánh một đại tang, dù đã có nhiều nỗ lực làm lành viết thương trong tâm?  Và viết gì, khi chữ nghĩa đã không còn có khả năng trị liệu đáng kể, để có thể thay thế cho một cây nến, cho một lời cầu nguyện, cho một bài nhạc vừa sáng tác, hay cho một hành động trợ giúp nào đó?  Tôi phân vân lắm.  Và rồi, dòng chữ trong tim còn ứ đọng, để nó trở thành như một thứ cuồng phong làm trái tim ứ ngộp trong buông xuôi khó thở nào đó.

Người An Bằng rất đoàn kết và luôn sẵn lòng tương trợ lẫn nhau.  Trong một cộng đồng nhỏ bé ở hải ngoại, có trên dưới 8 ngàn người, hễ nói tên con ai thì người ta đều biết rõ nguồn gốc ngay.  Vì là một cộng đồng nhỏ, nên hầu như ai ai cũng có liên hệ với nhau, không anh em thì chú bác trong họ, không cậu mợ thì dì dượng bên ngoại.  Nói chung, sự liên hệ chằng chịt này càng làm cho người An Bằng gắn bó.  Mỗi dịp đám cưới thì hầu như họ tụ họp lại với nhau rất gần gũi và thân thiện.  Mỗi dịp tất niên hay tân niên thì ở mỗi thành phố có đông người An Bằng đều tổ chức họp mặt, nên tình làng nghĩa xóm càng thắt chặt như keo sơn.  Cơn sốc vừa qua đã để lại không biết bao nhiêu đau thương nơi chính họ. Những gương mặt buồn rũ rượi đã hiện rõ tại buổi tân niên ở Arkansas, ở Chicago, hay ở Orlando đã diễn ra sau sự kiện này.  Vui xuân làm sao được khi trong mình đang gánh đại tang, tôi hiểu lắm.  Ngay cả anbangnews cũng chưa dám đăng những tin tức vui xuân ở khắp nơi, vì có lẽ chưa thích hợp vào lúc này.

Những e dè đó phát nguồn từ một cái gì rất tế nhị.  Đã hai tuần rồi từ lúc vụ bắt cóc con tin kéo dài 12 tiếng đã xảy ra.  Cái giá phải trả cho sự nông nổi nhất thời thật quá lớn lao.  Năm mạng người chứ phải nhỏ đâu.  Ai sẽ là người đứng ra gánh hệ quả này?  Ai đủ khả năng để làm lành vết thương cho cộng động, đừng nói chi là làm giảm đi sự đau thương nơi các gia đình tang quyến?  Ai có khả năng kết nối những đau thương thương để biến thành một sức mạnh chung?  Câu hỏi như một thứ gì lơ lửng, móc xuống tâm tư như đang cố bào chữa là chưa từng có chuyện này xảy ra.  Không ai tin chuyện này đã xảy ra cả.  Nhưng sự thực đã là vậy.  Chấp nhận một sự thực quả rất khó khăn. 

Tôi biết các anh chị trong ban tổ chức Hội Ngộ An Bằng Hải Ngoại cũng đang cố gắng hết sức để biến cuộc tang thương này thành sức mạnh chung.  Có lẽ, điều này quá hiển nhiên.  Nhưng, một đại tang như thế này cần có một khoảng thời gian dài để làm lành mọi đau thương.  Ta cố tình quên nó thì nó lại cứ hiện về.  Thay vì lánh né, chúng ta cần đối diện nguyên nhân của nó.

Dù thế, vốn là một dân làng có sẵn lòng hiểu biết và dễ dàng cảm thông, người ta đang cố tìm về với nhau, qua một hành động nhỏ bé nào đó để nói lên chút lòng.  Có vài cuộc kêu gọi tài chánh giúp đỡ do các tổ chức An Bằng, người ta chẳng ngại ngần chung tay chung lòng hưởng ứng ngay.  Vừa ủng hộ, vừa kêu gọi.  Tiền bạc không còn là vấn đề.  Tấm lòng với nhau mới quan trọng.  Lời cầu nguyện chung đã vọng tiếng xa, kết nối rất nhiều tuổi trẻ An Bằng.  Họ dùng bằng tiếng Việt, tiếng Anh để nói chung một ngôn ngữ của cảm thông, mà nơi đó tình An Bằng đã là mẫu số chung của mọi suy nghĩ.  Lúc này, những cái ôm nhau là điều cần thiết.  Lúc này, lời cầu nguyện, dù qua phương thức của Phật Giáo hay Công Giáo, đều có khả năng tạo nên một nguồn sống mới.  Lúc này, trân quý những người thân ngay chính trong mỗi gia đình là điều không thể bỏ qua.  Lúc này, con người bắt đầu biết yêu thương nhau một cách vô điều kiện.  Phải chăng, đó là bản tính của người An Bằng?  Phải chăng, đó là những gì có thể làm để làm lành vết thương?  Điều làm tôi xúc động nhất là có cả hàng ngàn người trên Facebook đã đổi hình đại diện của mình bằng ngọn nến để cùng nhau hướng về Mississippi, khởi xướng bởi Anbangnews, chung lòng cầu nguyện cho những nạn nhân.  Theo tôi, nạn nhân không phải chỉ là những người đã ra đi.  Nạn nhân cũng là những người còn ở lại để gánh chịu những tang thương này.

O Văn Thị Chớ, một người giữ trẻ, mới qua Mỹ được 8 tháng.  Ở tuổi của O, nếu không đi giữ cháu cho nhà này thì nhà kia, đó là việc thường tình của nhiều người mới qua.  Có lẽ O giữ trẻ cho gia đình Nam là do một liên hệ mật thiết nào đó.  Hôm kia, tôi có vào trang Facebook của O, mà hình như các con của O đã tạo cho O.  Những nụ cười của O thật hiền lành, thật đơn giản.  Nhìn lâu hơn, dường như O đang có một tâm sự nào đó, nhưng đó là cảm nhận của riêng tôi. Một người mẹ 65 tuổi được qua Mỹ với ước mơ tìm cách giúp đỡ 11 đứa con còn ở lại Việt Nam, biểu lộ đức tính của một người mẹ, thì hỏi ai không thương tình cho được.  Có sự đồng cảm nào đó, người ta đã hết lòng cầu nguyện cho O thật nhiều.

Khi tôi báo tin trên điện thoại với một người muốn hỏi tin tức, tôi cho biết một trong những nạn nhân là một bác sĩ, dù lúc đó tôi không cho biết tên (vì đạo đức nghề nghiệp ngay vào lúc đó).  Người nghe sững người ra.  “Trời ơi!  Thông minh, giỏi gian rứa mà đành đoạn quá.”  Trái tim tôi cũng đã rạn nứt theo từng mảnh.  Nước mắt tôi cũng đã chảy theo từng dòng.  Một ông bác sĩ đang thực tập, đang có một tương lai sáng lạn, đang làm cho cộng đồng An Bằng hãnh diện theo, vậy mà lại là một nạn nhân trong vụ này.  Tiếc cho một nhân tài.  Tiếc cho một tuổi trẻ.  Thật tình thì tôi không quen biết bác sĩ Phụng.  Vào năm 2012, tôi có lên Seattle, tham dự trại hè của Hội Phật Tử An Bằng Hải Ngoại tổ chức tại Chùa Phước Huệ.  Tôi không nhớ có gặp Phụng hay không, nhưng gia đình của chú Giai Yến có đưa đón tôi (trong đó có Hoàng là anh của Phụng).  Nhìn lại hình, có lẽ tôi đã gặp Phụng, nhưng vì bận việc nên không để ý nhiều.  Có lẽ không có vụ này thì tôi đã không biết Phụng đã trở thành một người tài ba, một tương lai của An Bằng sau này.  Nhưng, bây giờ còn đâu nữa.

Đâu đó trên Facebook, người ta có tag tên của Lệ trong một lời chia buồn.  Tiện tay, tôi bấm vào Lệ.  Thì ra, Lệ có nằm trong Friendlist của tôi.  Thông thường mỗi khi ai gởi tới friend request thì tôi có coi trước, xem người đó có bao nhiêu bạn chung với mình, và tìm hiểu sơ sơ trước khi kết bạn.  Vì có làm điều này nên có thể nói, tôi có hiểu sơ và đôi khi nhớ tên thật của những người bạn Facebook của tôi.  Nhưng Lệ thì tôi không nhớ.  Vậy mà không hiểu sao, Lệ vào Friendlist của tôi.  Có lẽ, tôi đã từng gặp đâu đó, ở Mississippi hay lần kết bạn đó tôi quên kiểm tra.  Dù sao nữa, đã là bạn trên Facebook thì hình như có cảm tình đặc biệt.  Tối hôm sau, tôi mơ thấy Lệ trong hình trắng đen.  Cũng trong giấc mơ, chín năm sau, một đứa bé 5 tuổi xuất hiện bên bàn thờ của Lệ.  Tôi có kể chuyện này với các anh chị em Anbangnews và đưa ra nhiều giả thuyết về giấc mơ này.  Tôi chẳng bao giờ tin vào giấc mơ, vì nó đã tạo dựng lên với những cảm nghĩ sâu kín của mình một cách vô lý.  Chuyện vô lý là đứa nhỏ chỉ có 5 tuổi ở 9 năm sau.  Cuối cùng, tôi nghiệm ra, bằng vào đầu óc toán học của tôi, 9 trừ 5 bằng 4.  Đó là hai đứa nhỏ con của Nam và Lan, một đứa 5 tuổi, và đứa kia là 4 tuổi.  Có lẽ Lệ thương hai đứa nhỏ này lắm và muốn Anbangnews quan tâm hơn.

Về Lan thì tôi chưa từng quen biết, nhưng là một cô gái được nhiều người thương như thế thì chắc chắn là một người tốt.  Tôi chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra và có lẽ sẽ vĩnh viễn không bao giờ biết chuyện gì xảy ra.  Lan cho tôi cảm giác như rất thân thiện, rất hòa đồng.  Những comments của Lan trên Facebook ở những status của mình thì cũng rất nhã nhặn, khéo léo.  Với nhiều sự tiếp tục bày tỏ về lòng tiếc thương, tôi cho rằng Lan là một người tế nhị và có phần kín đáo.  Điều làm tôi cảm động hơn là lúc đọc được bài viết của bé Lài, em của Lan và Lệ.  Tôi hiểu thêm về sự hiểu biết Phật Pháp thâm sâu nơi hai em này.  Vậy mà, cả Lan lẫn Lệ đã ra đi, để lại không biết bao nhiêu là tiếc thương. 

Nam là con của một gia đình tôi quen biết từ lâu.  Tuổi Nam nhỏ, nên tôi không biết.  Nếu sinh năm 1985 thì có lẽ tôi đã gặp ở trại Phi Luật Tân (1986).  Nhưng, một người đàn ông luôn nở nụ cười và luôn vui vẻ với gia đình trong tất cả các tấm hình trên Facebook không thể nào là người xấu được.  Và cho đến giờ phút này, bất cứ ai ai cũng cảm thấy hoang mang.  Có người giả thuyết rằng, Nam dùng các chức ma túy và không kiềm chế được mình.  Dù chưa xác thực, tôi nghĩ điều này là một nguyên nhân của thảm họa.  Có người nói, Nam thích chơi súng (vì một tấm hình trên Facebook của Nam có đội mũ của một cây súng).  Tôi lại càng cho đây là một tệ nạn của một phong trào.  Súng để bảo vệ chứ không dùng để giết người.  Súng để hù dọa chứ không dùng để giết vợ, giết em, giết người thân trong họ tộc.  Nếu trong một khoảnh khắc suy nghĩ đắn đo nào đó, tôi tin Nam cũng sẽ nghĩ như vậy.  Điều gì đã làm Nam không tự chủ được mình?  Tôi không biết.  Nhưng Nam ra đi đã để lại một bài học thật đáng giá cho những người ở lại.  Bài học đó, không cần nói ra, là con người cần tìm đến nhau qua yêu thương, chứ không qua súng đạn.  Hãy nhìn hậu quả của việc này nhé.  Hai đứa con của Nam và Lan sẽ vĩnh viễn trở thành mồ côi.  Dù ít hay nhiều, cha mẹ Nam sẽ trở thành tội nhân trong ánh mắt của nhiều người.  Làm sao mà ngẩng đầu lên nhìn bà con, họ hàng khi đứa con của mình chính là tay giết người?  Rồi bà con bạn bè của Nam lại cảm thấy khó chịu, khó thở.  Không những thế, toàn dân An Bằng đang sống trong một sự khó chịu, dù có nhiều nỗ lực làm lành vết thương lòng này.  Nạn nhân chưa phải là những người đã qua đời.  Nạn nhân là hai đứa nhỏ, cha mẹ, anh chị em, bà con, bạn bè của các gia đình tang quyến còn sống.  Nạn nhân cũng là một cộng đồng An Bằng vốn rất khắng khít nhau tại hải ngoại này.

Tôi có đọc lời tâm tình của hai ông bà Năm Thiềm có đăng trên anbangnews mà rơi nước mắt.  Chúng ta có thể đặt nhiều câu hỏi về những gì đã xảy ra, và có quyền như thế. Nhưng nếu đặt mình vào vị trí của hai ông bà thì chúng ta chưa chắc phải biết làm thế nào cho đúng.  Họ chính là nạn nhân của vụ việc này.  Ai từng quen biết họ thì đã biết cách sống của họ như thế nào rồi.  Ai chưa từng quen biết thì hãy đọc lời tâm tình đó.  Trong lời tâm tình, có đoạn:

“Bình thường khi chỉ mất đi một người thân thì cũng đã quá đau buồn. Huống chi nữa là mất một lần cả con trai, con dâu, và những người con cháu cùng người o thân thương của cha mẹ cũng vì con mà vĩnh biệt ngàn thu? Đau! Đau! Lắm! Buồn! Buồn ơi! Nỗi lòng này ai có hay? Với nỗi khổ, niềm đau cùng tột này, ba mẹ biết ăn nói sao đây? Chỉ biết ngậm ngùi gạt nước mắt chia ly.”

Vài Lời Tâm Tình Của Cha Mẹ …

Biết ăn nói sao đây?  Đó là nỗi lòng của ông bà.  Tất nhiên, họ đang gánh nỗi đau mất con, nhưng cũng đồng thời đang đối diện với một cái gì đó vô cùng to tác, đó là làm sao cứu vãn lại những mạng sống vô tội kia, làm sao đối diện với những người làng, những người đang ở bên cạnh, trong dòng tộc, hay ở xã hội?  Nỗi oan khiên này, nếu tự đặt vào vị trí của họ, thật quá khó khăn. 

Đã hai tuần rồi.  Người ta bắt đầu làm quen với cảm giác mất con, mất mẹ, mất chị, mất anh em khi tất cả các nạn nhân đã về với tro bụi hay xuống huyệt sâu 6 feet, nhưng sâu tận cùng trái tim của mỗi người vẫn còn ngỡ ngàng, chới với.  Chính cái sự chới với này nên người An Bằng đang tìm đến với cộng đồng để kết nối, để thắt chặt tình nghĩa quê hương hơn.  Vì vậy, cộng đồng An Bằng khắp nơi cần vững mạnh, cần hướng về một tương lai đầy yêu thương và tươi sáng.  Những nạn nhân còn ở lại cần có thời gian để chữa lành vết thương.  Vì thế, có lẽ họ đang cần một khoảng không gian cần thiết.  Qua nỗ lực này, chúng ta hãy tiếp tục chung tay kết nối thêm nữa để sự hiểu biết nhau như là nền tảng trong mọi sinh hoạt của cộng đồng.  Sự kết nối này không chỉ trong phạm vi cùng ngôn ngữ, mà luôn cả những anh chị em sinh ra và lớn lên tại hải ngoại.  Nỗ lực làm lành vết thương không nhất thiết phải lớn lao, mà là một lời cầu nguyện thành khẩn chung.  Cộng đồng của chúng ta không cần một bất đồng nào cả, đặc biệt là vào thời điểm này.  Hãy nghe âm điệu của cảm thông qua bài An Nhiên Ngày Về vừa được trình làng của Việt Quốc nhé.  Hãy lấy giai điệu này làm lời cầu nguyện chung, để rồi qua đó, dâng trào cảm xúc không oán hận, mà chỉ biết yêu thương nhau.

Văn Đình Lang Quân
3/2/2019

Together, We Stay Stronger

I am sitting in front of my laptop for hours, intending to write something, but I am still not determined enough to freely express my emotions.  What to write, when the heartbreaking tragedy in Mississippi is still obvious?   What to write, when the victims were from my hometown?  What to write, when the shooter is a child of a family I know from childhood?  What to write, when the An Bang community is still in great mourning, despite there have been many efforts to heal?  And what to write, when language is no longer able to heal or to simply replace a candle, a prayer, an inspirational song, or an act of giving?  I wonder.  Then, the words in my heart are still stagnant, like a hurricane that is ready to hit the mainland.

An Bang people are very united and willing to support each other.  A community with approximately 8,000 people living abroad, we almost know each other by names.  Because it is a small community, almost everyone has a connection with each other.  In general, this interrelated relationship makes the An Bang people a close-knit community.  Weddings, new year celebrations are occasions for us to get together and build on that special hometown relationships.  With the recent tragedy, countless pain has left in ourselves.  I could see the sad faces from the New Year Celebrations in Arkansas, in Chicago, and in Orlando, which took place after the incident.  We truly understand that we could not enjoy the Tet celebration since there was a big An Bang funeral going on.  Even anbangnews has not dared to publish videos or news of these Tet’s, because it may not be appropriate at this time.

Those reservations are very subtle.  It has been two weeks since the 12-hour hostage happened. The price to pay for this act is too great.  Five lives have lost.  Who will stand up to this consequence?  Who can heal the wounded community, let alone reduce the suffering of grieving families?  Who can transform the trauma into a common power?  The question is deferred and hindered as if it is used to make an excuse that the tragedy never happened.  In fact, nobody believes this happened.  But it did.  Accepting this fact is beyond difficult.

I know that the organizers of the An Bang Villagers Abroad Conference (which will occur this July) have tried their best to turn this mourning into a community strong.  Perhaps, this is too obvious.  But, great mourning like this takes a long time to heal.  When I deliberately forget about it, then it keeps coming back.  Instead of hiding, we need to face it.

However, as our villagers are willing to understand and sympathize, people are trying to come through together.  There are some financial calls for help from An Bang organizations, and people are joining hands to respond immediately.  Money is no longer a problem.  Helping is important. The common prayer has echoed far enough, connecting lots of An Bang youths.  Whether in Vietnamese or English, the common language is sympathy, thoughts, and prayers.  At this time, giving hugs to the people around us is necessary. At this time, prayer, in whatever religious form, is capable of normalizing our lives.  At this time, cherish the relatives in every family is not to be missed. At this time, people should begin to love each other unconditionally.  Isn’t that the nature of the An Bang people?  Isn’t that what we can only do to heal together?  What has touched me the most is that there are thousands of people on Facebook who change their avatar with a candle, pouring their prayers to Mississippi.  The avatar photo was initiated by Anbangnews, to create a strong prayer for all the victims.  In my opinion, the victims are not just those who have deceased.  The victims are also the ones who bear the sufferings after this tragedy.

Aunt Cho Thi Van, a babysitter, had only been in the US for 8 months.  At her age, if not taking care of Nam’s children, she would do the same job for other families who needed help.  Perhaps, there was a close connection between her and Nam’s family.  The other day, I went to her Facebook page, which seemed like her children created for her.  The smiles of her are gentle and simple on her Facebook photos. A 65-year-old mother who came to the United States with the dream of trying to help her 11 children who remain in Vietnam, who wouldn’t pity?  That was one of the reasons why there was such a great amount of people wholeheartedly prayed for her and her family.

When I was talking on the phone to someone who wanted to ask for information about the incident, I told the person that one of the victims was a doctor, even though I did not give out any names at that time (since the authorities had not released them yet).  The person cried it out loud. “Oh my God! The victim was smart, why taking his life?” My heart broke in pieces. My tears dropped in lines. A doctor who was in his residency, had a bright future, was making the An Bang community proud, yet was a victim in this case.  We just lost a talent.  His parents just lost a beloved son.  Honestly, I did not know Dr. Phung.  In 2012, I went to Seattle, to attend the Summer Camp of An Bang Buddhist Association held at Phuoc Hue Temple. I don’t remember whether I met Phung or not, but his family, Giai Yen, picked me up.  Looking back at his picture, I probably met Phung, but because I was busy, I didn’t pay much attention back then.  Perhaps, without this case, I didn’t know Phung had become a doctor and was the future of An Bang.  But now, it is too late to realize that.

Somewhere on Facebook, people tagged Le’s name in their condolences.  By the way, I clicked on her name out of my curiosity. I realized that she is on my friend list.  Normally, when someone sends a friend request, I would carefully learn a little bit about that person, check to see who the mutual friends are before connecting.  Because I have done this, I can say, I understand and sometimes remember the real names of my Facebook friends.  But for Le, I don’t remember.  I just don’t understand why Le is on my friend list. Maybe I met her somewhere, possibly in Mississippi or when I made friend with her, I forgot to check.  Anyway, because she is in my friend list, somehow, I feel she was special.  The next night, I dreamed of Le in a black and white photo.  Also, in the dream, nine years later, a 5-year-old child appeared around Le’s altar.  I told this story to the Anbangnews Team and we tried to interpret the dream.  I never believe in a dream, because it is irrational.  The nonsensical story is that the child is only 5 years old 9 years later.  Finally, I found out, using my mathematical skill, that 9 minus 5 equals 4.  The two children of Nam and Lan, one 5 years old, and the other 4 years old.  Maybe Le loved these two little kids and wanted Anbangnews to help.

Back to Lan, I never knew her.  But a young lady who was loved by many people was definitely a good person.  I don’t understand or will probably never understand what happened.  Lan gave me a very friendly feeling, very sociable.  Lan’s comments on Facebook statuses are also very courteous.  I think Lan was a delicate and charming person.  What touched me was when I read her little sister, Lai’s article. I understood more about their deep understanding of Buddhism. Yet, both Lan and Le left, leaving countless pity.

Nam was the son of a family I have known for a long time.  Since he was much younger than me, I didn’t know him.  If he was born in 1985, I might have met him in the Philippines camp (1986), where I stayed literally next to his parents’ room.  A man who always smiles and is always happy with his family in all photos on Facebook cannot be a bad person.  And up until now, everyone is still confused about this incident. Some people hypothesized that Nam used drugs and could not control himself.  Although this cannot be verified at this time, I think it was true, it might be a disastrous cause.  Some people said Nam liked to play with guns (because he wears a hat that has a symbol of a weapon on a picture posted on his Facebook).  I even think that, if this was true, it could be a reason for all of us to learn from and avoid.  Guns are to protect, not to use as weapons to kill people.  Gun to scare away intruders, not to kill his wife and his relatives.  If Nam had a moment to think clearly, I believe Nam would not do this.  What made Nam unable to control himself?  I do not know.  This incident has left many lessons for us to learn from.  One lesson, needless to say, is that people need to come together other through love, not through guns.  Look at the consequences of this.  Two children of Nam and Lan will be permanently orphaned.  In worst cases, in the eyes of some people, Nam’s parents are the criminals.   How can they raise their heads to face with relatives and friends when their child is a murderer?  Nam’s friends and relatives also feel uncomfortable to know that this was true.  Not only that, the whole An Bang community is living in an uneasiness, despite many efforts to heal together.  The victims are not just those who have passed away.  The victims are the two children, parents, siblings, relatives, friends of the grieving families who are alive.  The victims are also the entire An Bang community, which is very close to each other.

I have read the mourning of Nam’s parents, Mr. and Mrs. Nam Thiem, which is published on anbangnews. We can ask lots of questions about what happened and may be rightfully so.  But if we put ourselves in the position of his parents, we might not know how to handle this properly.  They are the victims themselves.  They are very religious and those who know them well will understand their feelings.  For those who don’t know them, you can read their mourning to learn what they are going through.  In it, there is a passage which states:

“Normally when losing a loved one, it is sad, and it is hard to handle.  We are now losing our son, our daughter-in-law, relatives, and an aunt who was dear to our family.  Because of you, they will no longer be back.  Pain!  Pain! Deep inside we cannot take this pain!  Sad! Sad! How can we handle this sadness?  With deep suffering and pain, how can we face with others?  We can only wash the separation with our tears.”

Click here for the full message in Vietnamese.

How can they face with others?  That is exactly a predicament of what they are going through right now. Of course, they are carrying the pain of losing their children, but at the same time they are facing something extremely big, that is how to save those innocent lives, how to face with the An Bang villagers, with their relatives, their family lineage, or within the society?  This battle, if put into their shoes, is too difficult.

It has been two weeks since the tragedy occurred. The grieving families might begin to get used to the feeling of losing their children, their mothers, their siblings, or their relatives when all the deceases are now returned to ashes or are 6 feet deep underground.  But inside the hearts of each person, there is still confusion as though what happened was not true.  It is this confusion that the An Bang people are seeking to connect with the community to strengthen our homeland’s love. Therefore, the An Bang community needs to be strong and need to look forward to a loving and bright future.  The surviving victims need time to heal their broken hearts.  Perhaps, they will need extra time and space.  Through this effort, let us continue to join as a team to further understand each other and build on that foundation in all activities of the community.  This connection is not only within those who are fluent in Vietnamese but should also consider the brothers and sisters who are born or raised in America.  The effort to heal is not necessarily something big, but a shared, universal prayer of sincerity.  Our community does not need any disagreements, especially at this time.  Now, let’s listen to Viet Quoc’s new song, An Nhien Ngay Ve (A Peaceful Day of Return) which has just been released.  Take this melody as a common prayer; through it, we will only see compassion and treasure the love for one another.

Van Dinh Lang Quan
3/2/2019