6/12/2016
Nay thay vào đó là những cây sen, thân cao, lá to hoa nở rất đẹp từ tháng Tư cho đến tháng Bảy Âm Lịch hàng năm, do hai anh trong làng trồng là Huỳnh Quyện và Trương Khuyên. Vào các ngày mồng một và rằm, đặc biệt là rằm tháng Tư và Bảy và sau cuối vụ mùa, hai anh bán hoa, củ, hạt thu lợi nhuận khoảng được 15 triệu. Xung quanh bàu tràm hồi ấy có những đám ruộng lúa mùa tháng 10 trĩu nặng, hết vụ lúa thì trồng khoai tháng Năm và nhiều nương trồng sắn, dưa hấu…. Từ Bàu Tràm có một con khe chảy dọc về An Trung, An Định, An Mỹ đến bàu Ông Truyện rồi chảy ra Miệng Trọt, trút ra biển như đem những ô uế của dân làng trong năm đi vào lòng đại dương để gạn lọc.
Bên cạnh Bàu Tràm có một miếng đất mà bấy lâu nay người dân An Bằng chúng ta đã lãng quên. Đó là “đất khuôn”, có nghĩa là đất của chùa An Bằng có diện tích khoảng 120 mét vuông và được cho các hộ thuê là Ông bà Trọng Vĩ, Bụi Ngợi, Kỉnh Ghi. Chao ôi vang bóng một thời nay còn đâu!??
“Hôm qua ta ghé Xóm Bàu chơi
Cuốc bộ hai chân muốn rã rời
Bằng hữu dăm thằng nay biệt dạng
Đường xưa, xóm cũ nhớ từng hơi…”
(trích thơ ‘Nhớ Vinh An’, tác giả Văn Nhân Đạo)
Mặc dù vậy nhưng quang cảnh bây giờ chẳng khác nào là “chốn thần tiên”. Phía Bắc của Bàu Tràm là nhà thờ họ tộc Lê Văn khai khẩn, phía Đông là lăng ngài mộ tổ Văn Công, phía Tây là nhà thờ họ tộc Nguyễn khai canh, phía Nam là những hộ dân sinh sống. Cứ vào mỗi chiều mùa hè những người già, thanh niên, trai, gái, trẻ con ra đây để trốn cái nóng oi bức và đón nhận những làn gió mát của mùa hè. Tất cả tạo nên một bức tranh quê hương An Bằng tuyệt đẹp.
Bài và hình: Lê Bát
Cialis 5 Mg Generika Buy Viagra Herbal Propecia online pharmacy Buy Zyvox Online