7/1/2017
Đây là loài cá có xương dài nhất được các nhà khoa học tìm thấy và đặc tên chính thức (regalecus glesne) lần đầu tiên vào năm 1772. Theo National Geographic, con dài nhất có thể lên đến 17 mét (56 feet) và có cân nặng là 270 kilograms (600 pounds). Nhưng chúng rất hiếm phát hiện, bởi chúng thường ở tận biển sâu. Mỗi khi tìm thấy thì chúng đã không còn sống nữa.
Một giáo sư dạy môn khoa học thủy san, Rachel Grant, cho rằng, loài cá mái chèo này có thể tiên đoán đoán những di chuyển dưới biển sâu, nên khi lên mặt biển để trôi vào là dấu hiệu của sự biến chuyển ấy. Trùng hợp là, những lần cá mái chèo vào bờ thì có động đất. Giáo sư người Nhật, ông Kiyoshi Wadatsumi, một khoa học gia nghiêng cứu về động đất, nói thêm rằng, vì sống ở biển sâu nên loài cá này rất nhạy với những di chuyển hơn là những loài cá sống gần mặt biển.
Từ xưa, ở Nhật Bản, loài cá này được xem là “Sứ Giả của Thủy Cung”. Mỗi lần một chú cá này vào bờ thì sẽ có động đất. Tuy nhiên, đến bây giờ thì đây cũng chỉ là một huyền thoại, chưa chứng minh được. Vì chưa chứng minh nên nó vẫn là huyền thoại của nhân gian.
Ở làng An Bằng, hay bất cứ ở vùng biển nào, thỉnh thoảng “Ngài Phướng” trôi dạt vào bờ. Và mỗi lần như thế thì “ngài” được dân An Bằng chôn cất trọng thể.
ABN (theo tin của Đình Văn từ Hội Cổ Động Viên An Mỹ)