2/4/2015
Tết là ngày thiêng liêng và cũng là ngày hội tụ gia đình của người Việt Nam nói chung và của người An Bằng nói riêng. Đây là một nghĩa cử rất cao qúy mà tổ tiên ông bà đã trao truyền cho chúng ta hơn bốn ngàn năm qua.
“Ăn ngay nói thật ở hiền
Sống vui chất phác cổ truyền cha ông
Là người có tổ có tông
Dù xa vạn dặm vẫn trông quê nhà”
Chương trình tết gồm có:
- 1) Lễ tất niên và tân niên
- 2) Tiệc chung vui
- 3) Văn nghệ
- 4) Hái lộc đón xuân cho các em
- 5) Lời cảm tạ của ban tổ chức
- 6) Bế mạc
Người trưởng ban tổ chức cho buổi lễ này là Lê Văn Quyết. Qua chương trình, cái lợi ích của lễ Tất Niên có hai. Thứ nhất, những người ở thế hệ cao niên đã có cơ hội hưng bái trước bàn thờ tổ tiên, nơi các vị đại diện của các đại tôn kính cẩn hướng vọng về nguồn cội của mình. Đây có lẽ là một sự hiếm có trong hành trình trao truyền lại cho thế hệ con em ở hải ngoại, một nhiệm vụ cao cả nào đó. Những thanh niên sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ cũng nhờ đó mà hiểu thêm về phong tục đáng qúy của người Việt Nam. Thứ hai, mọi người đã được ngồi lại với nhau qua tình nghĩa An Bằng. Giọng nói thân quen kia đã kéo họ về cùng một chí hướng. Những người con, người cháu đã vì thế mà nhận ra bà con họ hàng, và rồi từ dễ dàng cảm thông nhau giữa lúc lăn lộn vào đời sống hằng ngày.
Lễ Tất Niên cũng là cơ hội cho các chị em khoe nhau những chiếc áo dài truyền thống, biểu hiện của sự diệu dàng, đoan trang của con gái Việt. Hình thức này đã tạo lên tính tiền thùy mị hiếm có ở xứ người.
Tin và hình: Yên Trương