Tại sao lại bỏ Hội đua thuyền của quê hương ?
3/1/2017
Lễ hội cầu ngư lần thứ 124

Vừa qua ở Group An Bằng Hội Tụ có bài thăm dò là có nên bỏ hội đua thuyền năm nay hay không. Thì kết quả không ngoài dự đoán là đa số muốn là hội đua được diễn ra cũng có nhiều ý kiến muốn thay đổi thể thức đễ phù hợp hơn vậy thay đổi như thế nào cho phù hợp.

Theo thông lệ là cứ 3 năm 1 lần, làng sẽ tổ chức lễ hội cầu ngư mà được duy trì hàng trăm năm nay. Nhưng năm nay đột nhiên làng có quyết định sẽ bỏ hội đua lần thứ 124 chỉ tổ chức lễ cầu ngư mà thôi, lý do 1 phần cũng do những bê bối vào kỳ lễ hội lần thứ 123 mà nhiều người điều biết. Bỏ qua những vấn đề đó đi. bây giờ câu hỏi đặt ra là có nên duy trì hôi đua hay không? Chúng ta sẻ có câu hỏi dạng như: Duy trì để làm gì? Và tại sao lại bỏ hội đua….

Chúng ta có thể trả lời rằng, cha ông ta đã cố gắn duy trì hàng trăm năm nay dù có chiến tranh đạn lạc hay thay đổi chế độ vẫn không gián đoạn 1 kỳ nào cho nên tiếp nối truyền thống đó chúng ta phải cố gắn duy trì.

IVậy tại sao lại bỏ hội đua có nhiều ý kiến rằng, bựa nay đua có nhiều biến tướng, đánh nhau gây mất đoàn kết, tổ chức ra không có lợi lộc gì cho dân làng vậy tại sao ta cứ theo lối món đó mà đi tiếp chứ.

Thời thế thay đổi thì chúng ta phải thay đổi, có nhiều cách vẫn tổ chức lễ hội vẫn có thể yên dân. mà đã gọi là lễ hội mà chỉ có lễ thôi thì đâu còn ý nghĩa gì cho lắm.

Ví dụ như những lệ hội truyền thống nhiều địa phương của Việt Nam gây phản cảm đã được thay đổi thể thức : Như lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh không còn chém công khai nữa mà đưa vào phòng kín, lễ hội cướp phết ở vĩnh phúc đã giới hạn số người tham gia…. Những thay đỗi đó nhằm để hợp thời thế và tránh mất giá trị của các lễ hội mang lại.

Vậy tại sao chúng ta không theo thời thế thay đổi phương thức để hợp thời mà lại huỷ hội đua truyền thống của quê hương ta chứ. Chưa kể đó là những giá trị truyền thống mang lại mà có những giá trị hiện tại mang đến nữa.

Hội đua còn là dịp để nhiều gia đình chọn ngày trở về, đoàn viên với cả gia đình quê huơng, ngửi mùi nhang trầm linh thiêng cúng tổ tiên ông bà sau nhiều năm xa xứ ở Hải Ngoại. Những giá trị đó, đâu dễ gì có được. cha ông ta đã gìn giữ từ bao đời và phát huy trong ngày lễ hội này.

Đua, là dịp người An Bằng được sống trong các tập tục, giá trị văn hóa truyền thống mà người già không cần phải rao giảng hay dạy dỗ cho con cháu, bởi chúng được kế thừa một cách nhuần nhuyễn, bởi chúng đã là bản sắc ăn vào máu chúng ta.

Thử tưởng tượng những tập tục và giá trị truyền thống có từ bao đời nay đột nhiên huỷ bỏ, thì tôi tin chắc rằng những kỳ sau sẽ dần dần biến mất. Bởi các giá trị văn hóa truyền thống luôn cần được duy trì, một giá trị nếu bị phá vỡ đứt quãng. là phá vỡ những giá trị cơ bản nhất để chúng tồn tại.

Bài viết chỉ mang quan điểm cá nhân chứ không khẳng định điều gì hết, chỉ muốn nếu 1 ý kiến bé nhỏ của mình rằng có rất nhiều nhiều cách đễ tổ chức mà không mất đoàn kết chứ không nhất thiết là huỷ hội đua.

Ba năm đáo lệ một lần

Đua Ghe truyền thống cống dân đất trời

Chỉ mong hạnh phúc cho đời

Con cháu sống tốt, cuộc đời bình an

Những ai xa xứ xa làng

Ba năm củng cố về làng thăm quê

Những ai bận rộn không về

Trong lòng ắc cũng hướng về cố hương

Những ai tâm trạng chán chường

Về thăn làng cái chán chường qua đi

Những ai mà buồn chuyện gì

An Bằng ta đó, thiếu gì tình thương.

P/s :mình văn không hay, chính tả không giỏi nếu có gì sai sót mong mọi người bỏ qua. -Nguyên Đông-