Nếu ở Mỹ có tết gà thì ở Việt cũng có tết vịt. Nhưng điểm đặc trưng của Tết Đoan Ngọ ở An Bằng như thế nào?
TẾT ĐOAN NGỌ Ở QUÊ TÔI

Vào ngày này, cả làng quê An Bằng nhộn nhịp hẳn lên nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị gà vịt… cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người dân nơi đây quan niệm rằng đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái là những tinh khí của đất trời để dâng lên bàn thờ tổ tiên mong cho một mùa bội thu. Theo lệ, đúng vào giờ Ngọ (12h trưa) người dân ở quê tôi người người rủ nhau đi hái lá mùng 5. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời và anh nắng tốt nhất trong năm nên lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Theo quan niệm của người dân An Bằng quê tôi, vào giờ Ngọ (12h trưa) Tết Đoan Ngọ là thời điểm tắm biển tốt nhất, để nước biển cuốn đi những xui xẻo, phiền toái, rắc rối và mang lại cho bản thân cùng gia đình nhiều điều may mắn. Vì vậy cứ đến 5-5 âm lịch hàng năm, con em An Bằng đổ xô ra các bãi biển quê mình để gột sạch những muộn phiền bắt đầu một năm với nhiều may mắn và tốt lành. Tết Đoan Ngọ là dịp con em ở xa nhà về ăn Tết với gia đình.Bất chấp cái nắng nóng mùa hè ở vùng quê, con em ở đây tập trung về xum họp cùng gia đình ăn bữa cơm thân mật và cùng nhau ra biển tắm xả xui.Vùng biển quê tôi không kiêu kì hay vồn vã nó chân quê và mặn mà như những người dân ở đây. Nếu có dịp mời các bạn một lần đến tắm biển An Bằng quê tôi, tắm biển để cảm nhận những cảm xúc thú vị, tắm biển để chiêm nghiệm cái vất vả của cha ông ta khi xưa đã từng phải gành gống chống chọi với những ngày biển động.

LÊ THỊ MỸ HIỀN