Văn Đình Lang Quân – Cho những tự hào về giọng Huế và thổ ngữ của An Bằng.
Ở xa nhà gần 15 năm, giọng nói của tôi có phần phai âm An Bằng. Về lại Colorado, nơi người An Bằng sinh sống rất đông, tôi bắt đầu học lại tiếng làng. Và tôi phát hiện ra, ngay chính người An Bằng sống ở Mỹ cũng không dùng từ ngữ của An Bằng nữa. Ngôn ngữ là một thứ gì đó luôn được thay đổi để phù hợp với xã hội, với bước tiến của con người. Nhưng đôi lúc thay đổi nhiều quá sẽ không còn cái nguyên gốc đẹp của nó, mà ngược lại còn tự làm khó chính bản thân mình là khác. Tôi ước gì là một nhà ngôn ngữ học để viết rõ hơn những gì mình đang muốn trình bày. Những gì tôi viết là từ cái giới hạn trong cơn cảm xúc với quê hương và ngôn ngữ, chứ không phải là một trò múa may bút kiếm để làm ai đó cảm thấy khó chịu.
Truyền thuyết của mấy cụ già xưa cho rằng, ở một vùng nào đó, uống nước giếng nào đó thì sẽ có một giọng nói riêng biệt nào đó. Ví dụ, ở An Bằng thì uống nước giếng Chùa, giếng Tau nên đã có một giọng nói khác biệt với những vùng khác. Tôi không cho là như vậy. Tôi nghĩ, giọng nói của con người là do một nhóm người trong xã hội đó ảnh hưởng lây. Một người từ thành phố xuống An Bằng, lâu ngày sẽ đổi giọng An Bằng thôi. Ngay chính tôi, sống xa nhà gần 15 năm thì giọng nói của tôi không còn An Bằng nữa. Những người An Bằng ở Mỹ thì có một giọng nói riêng biệt, khác với người An Bằng đang ở Việt Nam. Rồi những người đang ở Việt Nam khi lên thành phố học hoặc làm ăn, dần dần giọng sẽ khác đi. Đó là chưa bàn đến những người từ Huế vào Sài Gòn để sinh sống. Họ đổi giọng rất nhanh. Tôi cũng nghe kể rằng, thời xưa, những người không được vua chúa trọng dụng thì bị đày vào nam. Vì nhớ quê hương của mình nên họ đổi giọng hát cải lương, vọng cổ. Lâu ngày, giọng nói họ trở thành riêng biệt. Nói chung, giọng nói là do môi trường tạo lên. Môi trường gần gũi nhất chính là gia đình và bạn bè xung quanh.
Một cuộc thống kê của tờ báo MailOnline, đăng vào ngày 2 tháng 4 năm 2013, cho biết nguyên nhân của sự đổi giọng này là để cho người bên cạnh dễ hiểu hơn, đặc biệt là lúc đi phỏng vấn cho một công việc, hay lúc cặp kè với một đối tượng không phải cùng một quê quán cũ của mình. Trong 1000 người Bri-tô thăm dò, 20% cho biết họ đã cố gắng đổi giọng để thích hợp với nước Anh. Trong số đó đã có thủ tướng David Cameron. Nhưng, ta vẫn có 8% đang cố lòng nói nặng thêm thổ âm Bri-tô tại Anh Quốc. Bri-tô là một dân tộc sống tại nước Anh, di dân từ La Mã cách đây hơn 2 ngàn năm trước. Ôi, 2000 năm mà vẫn còn 8% đang cố lòng giữ giọng của quê cũ mình thì thật là đáng trọng nể.
Thổ âm là cái âm tiết, cách phát âm, là giọng nói của một tập tục riêng biệt nhỏ bé nào đó. Thổ ngữ là những từ ngữ, cách dùng chữ, cách đặt câu của họ. Lấy một câu của người Huế làm ví dụ: “Eng đi mô rựa?” Khi viết thì “rứa”, nhưng khi đọc thì “rựa”. Chữ “rựa” là thổ âm, còn những chữ “eng” (anh), “mô” (đâu), “rứa” (vậy) là thổ ngữ. Giọng của người Huế trầm xuống, nên chi những chữ có dấu sắc đều bị phá vỡ để chìm nặng xuống, nuốt xuống. Cái phong cách này, đôi lúc bày tỏ được tính tình sâu kín, trầm lắng của dân Huế. Khi chúng ta mất hết tất cả, thổ âm và thổ ngữ là một niềm tự hào duy nhất mà ta có thể giữ chặt để biết rằng quê hương ta vẫn còn đó trong ta. Nhưng, môi trường đã không cho phép ta làm như thế. Tại sao?
Tôi xin lấy quê hương An Bằng của tôi làm ví dụ. Tính đến đầu năm 2013, nước Mỹ có 317 triệu người (US Census), trong số lúc đó, người Việt chiếm một triệu rưỡi, mà dân An Bằng chỉ trên dưới 2000 người mà thôi. Nếu sống rải rác khắp nơi thì tỷ lệ dân An Bằng với toàn dân nước Mỹ là 0.000006. Nghĩa là, trong 160,000 người, ta sẽ tìm được 750 người Việt Nam và rất may mắn tìm ra một người An Bằng duy nhất mà thôi. Vì thế, sự tiếp cận với xã hội đang làm cho con người ta hoà nhập vào quần chúng, nơi có ưu thế mạnh hơn, đông hơn. Trong sinh vật học đã nói thế. Màu trắng và màu đen nhập lại sẽ thành màu đen, vì đen là tính mạnh. Cũng vậy, xã hội Mỹ mạnh vì đông hơn tỷ số dân An Bằng nên chi An Bằng sẽ bị lai hoá. Vì muốn được hoà nhập, họ bắt buộc phải nói tiếng Mỹ. Vì muốn được hoà nhập, họ bắt buộc phải nói giọng mà mọi người cùng hiểu để tìm được cái cảm thông. Nhưng người An Bằng rất khéo léo trong vấn đề gìn giữ nguồn gốc. Cái lợi thế là, họ biến con số đó cao hơn, khó tan loãng hơn bằng cách tụ tập lại với nhau. Với tính đoàn kết, hiện nay Miami, Florida là nơi có người An Bằng sinh sống đông đúc nhất. Họ có thể biểu đạt ngôn ngữ của riêng họ một cách tự nhiên, không rụt rè, không giấu lại.
Đúng rồi. Khi giọng nói của mình được xem như là “quê mùa” thì mình rất rụt rè mỗi khi phát biểu một ý kiến gì, nếu như đối tượng đó không phải cùng một ngôn ngữ hay tập quán của mình. Cái hiện tượng người An Bằng đang thành công hội nhập vào đời sống hiện tại có lẽ phát xuất từ cách khéo léo thay đổi thổ âm sang một thứ gì đó dễ hiểu hơn. Khi chơi với bạn bè Việt Nam ở Mỹ, người An Bằng sẽ sẵn sàng sửa giọng để được thông cảm hơn. Và cái giọng nói của tôi cũng vậy, rất ít An Bằng, mà chỉ Huê Huế. Khi viết thì khác, nhưng khi nói thì tôi rất cẩn thận dùng từ ngữ của Huế, không cho phép mình mượn từ ngữ của người Bắc hoặc người Nam.
Thổ âm của người An Bằng đang biến đổi theo đời đại, và cùng lúc, thổ ngữ cũng đang bị lai hoá. Điều này không biết nên vui hay buồn. Vui là người An Bằng đang thành công hội nhập vào xã hội, buồn là tập tục của ta sắp đến kỳ phai mờ. Liệu 8% người An Bằng còn giữ lại thổ âm và thổ ngữ của mình trong 2000 năm sau không? Làm được như dân Bri-tô quả rất khó.
Trước tiên, giọng nói của tôi không hoàn toàn An Bằng, nên rất khó để bào chữa cho mình. Tôi không nói, “tời đêm thao tháng lắm eng ơi” (trời đêm sao sáng lắm anh ơi). Nhưng tôi đang dạy con tôi kêu mẹ nó bằng “mạ”, trong khi đa số người An Bằng ở đây kêu là “má”. Bạn bè thân thiết lắm thì tôi gọi bằng mi-tao, trong khi một vài trường hợp thì tôi nghe được là “mày-tao”. Người An Bằng đang theo giọng của người Nam chẳng? “Cái chi rứa?” đã trở thành “cái gì vậy?”, “đi mô rồi bê” trở thành “đi đâu rồi kìa” (tôi nói là “đi mô rồi hè”), v.v…. Có nhiều trường hợp, người An Bằng dùng nửa nạc nửa mỡ như “đi mô rồi vậy” mới đỏ mặt tôi chứ. Cuối cùng, cái hiện tượng lai hoá này đang xâm chiếm dân An Bằng một cách trầm trọng mà đôi lúc quên hẳn mình là người Huế, người An Bằng. Tôi đã từng nói giọng nam (sống trong nam lúc nhỏ) và có thể nói, dù giả giọng đi chăng nữa, cái giọng của tôi vẫn cứ lơ lớ của làng Mỹ Lợi. Khoảng 12 năm trở lại đây, khi dọn về Colorado, tôi không còn giả giọng nữa thì tự nhiên cảm thấy thoải mái hơn. Vì vậy, lúc tôi nghe một người An Bằng giả giọng nam, tôi cảm thấy tự mắc cỡ với chính mình lắm. Tại sao không trở về với chính mình đi? Tại sao không giữ vững lập trường của mình mà cứ đi theo họ? Nếu người ta không hiểu, mình có thể giải thích hay dịch sang một ngôn ngữ khác cũng được mà, phải không?
Điều đã làm tôi không tự mãn với chính mình là hai đứa con của tôi không nói được giọng Huế, tuy chúng dùng từ ngữ của người Huế. Lý do là, lúc chúng còn rất bé, vợ chồng tôi đã gởi chúng ở một nhà người Nam, 8 tiếng một ngày, chúng đã chuyển giọng nam mà không có sự cho phép của chúng tôi. Đó chẳng phải là môi trường tạo ra giọng nói đó sao! Tuy nhiên, điều tôi tự hào là chúng còn nói tiếng Việt. Đôi lúc, chúng cũng dùng từ ngữ Huế rặc. Và tôi tin tưởng rằng, những người An Bằng cũng đang đi trên con đường này. Thay đổi thổ âm, chứ không thay đổi thổ ngữ. “Cái chi rứa bê” hay “cái chi rứa hè” … nghe thân thiết hơn là “cái gì vậy cà”, hay “cái gì thế kia”.
Văn Đình Lang Quân
July 24, 2013
930858 54021Thank you for your very very good info and respond to you. 291760
she put in his tea off flypaper wasnt it I wonder why they call it that if I asked him hed say its from the Greek leave us as wise as we were before she must have been madly in love with the other fellow to run the chance of being hanged O she didnt care if that was her nature what could she do besides theyre not brutand visit my page : 우리카지노사이트 https://bxx100.com
Bloom goes with the poundnote to Stephen.) BLOOM: This is yours. STEPHEN: How is that? Les distrait or absentminded beggar. (He fumbles again in his pocket and draws out a handful of coins. An object fills.) That fell. BLOOM: (Stooping, picks up and hands a box of matches) This. STEPHEN: Lucifer. Thank my site : 카지노주소 https://bxx100.com
850907 531501Woh I like your content material , saved to favorites ! . 811754
866946 79610An attention-grabbing dialogue is worth comment. I feel that it is finest to write extra on this subject, it wont be a taboo subject however normally individuals are not sufficient to speak on such topics. Towards the next. Cheers 227483