Nguyễn Lương: “Nhưng cái giá trị nhất ở đây phải nói là con người An Bằng. Người dân ở đây thật thà, chân chất, hiền lành. Họ lấy đạo đức con người làm nền tảng cho cuộc sống bình dị của họ. Chính con người luôn nghĩ về nguồn gốc này đã tạo ra nghĩa trang đồ sồ và luôn tìm cách để gìn giữ văn hoá phong tục của mình.”

Quê tôi là một vùng ốc đảo, giữa trung tâm khúc eo của nước Việt. Do nhờ yếu tố địa lý mà vào những năm đầu thập niên 90 người dân trong và ngoài nước cùng hợp sức xây dựng. Lúc bấy giờ An bằng được coi như một trong ba thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế, hướng đông nam miền duyên hải cách 15 cây số. Trước đây, làng An Bằng là dấu tích của một công trình khai phóng biên cương đầy mạo hiểm của thế hệ ông cha và người dân ở đây vẫn ôm lòng tự hào và hãnh diện. Từ Thanh Hóa, Nghệ An dong thuyền buồm vào nam nhọc nhằn thám hiểm, bảo tồn thiên nhiên của dân tộc. Hàng hàng lớp lớp người đã bao năm qua từng sống nơi đây khai phá lập nghiệp. Dù trải qua chiến tranh, bể dâu, đến lúc nào cũng kiên nhẫn, gắng sức, chung lòng để cùng xây dựng nên hình ảnh của một quê hương thanh bình hạnh phúc. Tìm nhau trên bước đường xa Vui mừng gặp lại cũng là đồng hương Bao năm đất khách tha phương Biết ai tâm sự tình thương nhớ hoài Tôi được ra đời trên miền đất hoang vu có tình người đơn sơ, hiền lành, mộc mạc ấy. Xóm làng tôi lưa thưa độ chừng vài ba chục túp lều tranh và rồi đông lớn lên như tình tôi với mảnh đất này. Sáng sớm vui chơi cùng biển cả, chiều về thân thiện với vườn tược. Cuộc sống thôn quê êm trôi như tờ lịch rớt hàng ngày. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi đây là làng An Bằng hay an bình. An tâm và bình thản. An Bằng đến với tôi từ thuở thơ chứa chan sức sống trọn vẹn. An Bằng cũng là nơi sinh ra những tài năng cho đất nước và xóm làng. Thường những người Việt Nam chưa bao giờ có dịp đến nơi đây để tham quan thưởng thức tận mắt nhưng hễ mỗi khi nghe tiếng Làng An Bằng trên báo chí tuyền thanh, tuyền hình thì chắc chắn sẽ có một sự hiếu kỳ, tò mò muốn tìm hiểu. Nơi đây có hàng dương liễu xanh tươi ôm rợp bóng đường, trải dài vài ba cây số quanh quanh đường làng. Có am, có miếu, tượng đài Phật Quán Thế Âm, tượng Đức Mẹ được xây dựng kiến trúc kiểu mới cao vời vợi đứng nhìn ra biển khơi. Có bãi cát vàng óng ánh tận chân trời. Làn nước biển xanh biếc, sóng vỗ vào bờ êm ả cả rừng người tắm của buổi trưa hè, con khe nhỏ uốn khúc nước róc rách chảy bao bọc quanh làng, như vòng tay bao dung của người mẹ hiền. Cây cối hàng dừa phủ lá trái xum xuê. Giữa làng hồ nước ngọt, hoa sen chen chúc nở rộ toả mùi hương thơm cả vùng. Nhà cửa san sát khang trang, đặc thù nhất là uống nước giếng Tau. Nước giếng này trong vắt ngọt lịm, tinh khiết không thua kém nước trái dừa vừa rót ra. Giếng từ ngàn xưa để lại cho dân làng và khách xa đến nếu được một lần uống thử qua. Giữa đồi cát trắng phau lô nhô cao thấp là nơi nghĩa trang chen chúc lăng miếu nguy nga qua những kiến trúc đủ kiểu đủ màu, đồ sộ chằng chịt cao chỏng giữa trời, trải dài cả mấy cây số vuông được thế giới mệnh danh là thành phố của người Âm Phủ, hay đơn giản hơn, là Thành Phố Ma. Đó là về cảnh sắc của An Bằng. Nhưng cái giá trị nhất ở đây phải nói là con người An Bằng. Người dân ở đây thật thà, chân chất, hiền lành. Họ lấy đạo đức con người làm nền tảng cho cuộc sống bình dị của họ. Chính con người luôn nghĩ về nguồn gốc này đã tạo ra nghĩa trang đồ sồ và luôn tìm cách để gìn giữ văn hoá phong tục của mình.

Chúng tôi ước ao mỗi lần được về thăm thì tìm lại bạn cũ, tìm nhau rảo bộ trên con đường làng gập gềnh cát trắng lún chân bước chân lang thang để tìm lại những cảnh đẹp từ bàn tay con người đầy sức khéo léo dựng nên hùng vĩ, thăm viếng chùa xưa, đình làng, mái trường cũ, và tìm đến những ngôi mộ Ông Bà thắp nén hương. Dù cảnh vật có thay đổi khác lạ qua nhiều lớp lăng mộ nguy nga trong khi mồ hôi đã nhỏ giọt thấm ướt từ lúc nào, nhưng khi nhìn bờ biển nước xanh mênh mông với những lượng sóng nhốp nhô tràn vào bờ thì lòng mình sãng khoái lạ thường, để hồi truởng lại ngược dòng thời gian. Tôi không dằn được niềm vui dâng lên tột cùng. Và cùng nhau ùa ra tắm rồi bắt ốc, sứa để đem về nhà hay ăn trưa chung với người thân trên bãi biển, thưởng thức ngọn gió nồm từ ngoài biển đại đương thổi vào mát rượi. Lòng bỗng dâng niềm vui, tâm hồn đầy phấn khởi giữa buổi trưa hè nơi quê tôi và nhớ lại tuổi thần tiên ngây thơ thuở nào. Bạn đã toại nguyện được về thăm làng cũ quê xưa giữa mùa hoa phượng vĩ vẫn còn nở thắm tươi vào những hè. Về nhìn người xưa và cảnh vật đổi thay như giấc Nam Kha tưởng chừng như một thị trấn trên ốc đảo du lịch của Tây, Âu.

Trước hình ảnh của một cuộc đời hai ý nghĩ, rồi mai nầy bạn tiếp tục ra đi bỏ người ở lại. Rồi mai này người ở lại ôm giữ mảnh đất linh thiêng. Với bao niềm lưu luyến nhớ nhung, buổi chia tay đường trường sông núi cách xa ngàn trùng, ai tài nào mà không phải nghẹn ngào để lời hẹn ngày tái ngộ càng thôi thúc, lớn mạnh. Giữa bầu trời với không khí ve sầu, nơi chôn nhau cắt rốn, ấm tình cỏ rạ quê nghèo, nước mắt của ai cứ thầm tuôn chảy. Nhìn theo từng bước chân tạm biệt, bây giờ chỉ còn sự cô đọng ở tâm hồn. Và trong giây phút gặp lại đất quê, bạn cũ đã khắc ghi vào lòng một kỷ niệm mãi mãi khó quên.

Bóng người đi lẫn vào sương sáng
Ánh bình minh đánh thức buổi tiệc tàn
Chim hòa bình tung cánh bay về núi
Gió biên thùy man mát đón xuân sang

Nguyễn Lương