Vào ngày 24/3 Giáp Ngọ (23/4/2014), Hội đồng làng An Bằng đã tiếp đón Đoàn Nghiên Cứu Lịch Sử về Làng Xã Việt Nam tại Đình Làng An Bằng. Làng đã đồng thuận cùng với Đoàn Thỉnh Sắc Phong và Châu Bộ của làng để cùng nghiên cứu lịch sử của làng An Bằng và đề nghị dịch ra tiếng Việt. Dưới đây là những hình ảnh do anh Văn Tiến Nhị ghi lại, trong buổi sáng hôm đó. Xin lưu ý: Tất cả các văn bản hình ảnh trên và dưới đây đều tốc ký lại vào buối sáng ngày 24 thang 3 năm Giáp ngọ (23/4/2014) (Khai mở Châu Bộ của Làng) MỤC LỤC HƯƠNG PHỔ Làng An Bằng Năm Duy Tân thứ bảy (1913) phong tặng.
Tìm Hiểu Lịch Sử An Bằng

9/4/2014
Mở Châu Bộ, tìm hiểu nguồn cội thôn An Bằng, Xã Vinh An, Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Mười Hai tờ sắc phong của vua nhà Nguyễn đã tìm thấy.
Khai canh Nguyễn đại lang, sắc phong Dực bảo trung hưng tôn thần Khai canh Trần đại lang, sắc phong Dực bảo trung hưng tôn thần (nguyên mộ, con cháu đều không lưu truyền) Khai Canh Hoàng đại lang sắc phong Dực bảo trung hưng tôn thần (nguyên mộ con cháu không lưu truyền) Năm Khải Định thứ hai ( 1917 ) phong tặng Khai canh Trương đại lang sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò tôn thần. Khai khẩn Lê Văn Tần đại lang sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò tôn thần (nguyên mộ táng tại Lùm Dài tọa Giáp hướng Canh Kiêm Thân Dần, sinh xuống Lê Văn Mơ có thế hệ lưu truyền).
Khai khẩn Văn Mô đại lang, sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò tôn thần. Khai khẩn Đào Văn Chất đại lang, sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò tôn thần. (nguyên mộ táng tại Lùm Dàu tòa Canh hướng Giáp kiêm Thân Dần sinh xuống Đào Văn Bổng có thế hệ lưu truyền). Còn lại các họ chưa được phong tặng. GHI CHÚ: Trong hồ sơ còn có một số đơn xin cấp bằng, để năm Duy Tân 3 ( 1910 ) vì sắc bằng cũ bị mưa hư nát. Văn tiến Nhị. Các bản được vi tính lại ( kèm theo bản chụp). Đây là Châu bộ của làng, đã dịch từ Hán Nôm ra tiếng Việt Dịch từ năm 2001 Đang mở: Là Sắc phong của các Triều đại nhà Vua ban tặng.
VÀI NÉT VỀ LÀNG AN BẰNG
Kết hợp tư liệu văn bản Hán Nôm của làng và tư liệu lịch sử dân tộc chúng ta có thể bước đầu trình bày quá trình thành lập làng An Bằng như sau đây: Nguyên vào nửa cuối thế kỷ XVII, Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên vào trấn thủ Thanh Hóa năm 1558. Năm 1569, ông lại ra Thanh Hóa chầu Vua Lê, qua năm 1570, một số lái buôn người thôn An Ba xã Cừ Hà phủ Tân Bình (sau đổi Quảng Bình) đi thuyền ra buôn bán tại xứ Thanh trong số đó có ba ngài họ Nguyễn, họ Trần, họ Hoàng ba vị nầy đứng ra trình nguyện dùng thuyền trường đà (loại ghe vận tải lớn ngày xưa) chở chúa Tiên vào Ái Tử lại làm hướng đạo đưa Ngài đi đánh dẹp Mĩ quận công và tham gia trừ Lập quận công Nguyễn Bạo (tướng nhà Mạc). Sau khi xong việc, năm 1571, ba Ngài đưa vợ con bạn bè vào miền biển huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong lập nên làng xóm, đặt tên là phường An Đôi. Nhờ có công lao phò tá, chúa cho dân phường miễn thuế má, sưu dịch hàng năm chỉ nạp cá cảm làm lễ phẩm kỵ giỗ nơi tôn miếu, họ được trưng miễn ven bờ biển, từ cửa Eo (cửa cũ, giữa 2 làng Thái Dương hạ và Hà Duân) đến Cảnh Dương (mũi Chân Mây ngày nay). Thời Chúa Nguyễn Phúc Thái 1687-1691, vì kiên húy bà Tống Thị Đôi (người sinh ta chúa Ngãi), làng phải đổi tên An Bằng thuộc nội phủ, tổng Diêm Trường, huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong. Năm 1835 vua Minh Mạng tiến hành xếp đặt lại các đơn vị hành chánh, thì ấp An Bằng thuộc tổng Kế Mỹ.
Ngày nay, làng An Bằng, nằm trong địa phận xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hồ sơ trong Châu bộ của làng được kiểm tra từng bản đều dịch ra tiếng Việt. Có những bản chữ Hán quá cũ kỷ nên phần dịch cũng rất khó khăn BÀI TỰA VÀ MỤC LỤC HƯƠNG PHỔ ẤP AN BẰNG (TỔNG KẾ MỸ HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN) Bài tựa hương phổ. Làm thiện thì còn dòng dõi, đấy là đạo trời, có công thì được phụng thờ, đấy là phép nước. Cho nên nhận biết mà chọn cái lâu dài của việc theo điều thiện, mở mang mà nêu cái đầu mối của sự nối công lao. Nhớ xưa các ngài tiên tổ của ấp ta cõi bắc sinh sôi họ hàng đông đúc đến nay đã lâu rồi. Từ khi Thái tổ hoàng đế (Nguyễn Hoàng) vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam, xây dựng cơ nghiệp Đàng Trong, các Ngài tiên tổ ta bấy giờ đi theo, đấy là dịp quay chèo vào cõi Nam vậy. Đến thời bắt Mạc Lập Bạo ở sông Ái Tử, các ngài tiên tổ ta mới ở hẳn tại đất nầy.
Tưởng nghĩ đến thuở dầu áo gió nón mưa, lều lau nhà cỏ, thật thảm đạm thay. Tấm lòng lo toan xây dựng, tốn bao nhiêu công sức mới có ngày nay, ơn đức không cùng kể từ đó vậy. Quốc triều ta nhớ công lao to lớn, bao cấp sắc phong năm Duy Tân thứ (1913) Phong tặng ba vị khai canh. Vừa rồi, đức đương kim Hoàng Đế lại phong tặng lại bốn vị khai canh, ba vị khai khẩn xếp vào hàng bách thần, chuẩn cho thờ phụng, tờ son ban bố nghi lễ khói hương, xiết bao báo đức đền công, để lại đời sau mà chấn hưng phong tục. Ấp ta vốn chất phát quê mùa, hương phổ viết bằng quốc âm, lâu năm gần như nhàu nát, lại may được đội nhờ ơn nước, dự phần vinh hoa, nếu không kịp thời sửa sang để ghi sự tích, thì chẳng khỏi mất dấu xưa vậy. Muốn làm sáng tỏ đời trước, để lại cho đời sau thì đó là việc cần kíp. Trong thế giới ngày nay mở đường thông lối, tương lai tiến hóa chưa lường được, nhưng ngược lên gốc nguồn đầu tiên thì thật nhớ công đức khai sáng của các ngài tổ tiên ta biết bao! Con cháu đời sau muốn nối chí dựng nghiệp thì hẳn phải trông vào đó vậy. Cho nên làm bài tựa này. Những bản Sắc phong được lần lượt mở ra theo thứ tự. Tất cả các bản đều có Triện của nhà vua.
SỰ TÍCH LƯU TRUYỀN VỀ NGÀI TỔ PHỤ
Xã Thung tuổi còn thơ ấu, nghe biết và kể lại sự tích ngài tổ phụ như sau: Từ đời thượng nguyên có Chúa Thái Sư (tức là Tịnh Kiểm) ở đất Trung Đô tức Thanh Hóa, tuổi ngài đã lớn mới sinh được một con gái, lại sinh sau được một con trai nhỏ. Ngài thấy tuổi ngài đã thượng thọ, ngài mới đòi ông tả mã đội ngài cho làm quan phò mã. Thuở ấy đức chúa tiên vương (tức là Nguyễn Hoàng) còn nhỏ ngài liền trao quyền cho quan phò mã, tên là chúa Bằng (tức Bình An vương Trịnh Tùng 1570-1623) trị vì thiên hạ vậy. Chúa Thái Sư ngài liền về trời (1570) Chúa Bằng sinh được một con tên là chúa Thanh (tức Thanh Đô vương Trịnh Tráng (1623-1657). Thuở ấy con buôn thông đồng, thôn An Ba xã Cừ Hà có lẽ là buôn ngoài ấy. Đức Tiên vương ngài đòi các lái buôn An Ba ngài hỏi, “ Xứ Quảng Bình cùng xứ Hóa có quan nào lớn, binh mã nhiều chăng?” Các lái mới thưa ngài rằng: “Thôn An Ba xã Cừ Hà chúng tôi ở cửa Thầy đầu phủ Quảng Bình, bằng lên nguồn Gộc thì có một ông tên là Mĩ quận công nhậm đế chức thì sang, binh mã thì có ít, cũng gần thôn chúng tôi.” Đức chúa Tiên ngài liền bảo xã chúng tôi sang năm khác tháng 8 thì ra rước ông vào chơi trong ấy. Đến năm sau xã chúng tôi liền đón, mười chiếc thuyền ra đến cửa Hội Thống, lại ra đến hòn Song Ngư lại ra đến Thảo Thiền, liền gặp ngài. Liền rước ngài vào đến cửa Sài, lên ở đình Động Hải, Ngài liền lễ kỳ an, rồi những ông Hương lão ra lạy ngài. Ngài liền cho bạc một ông hai ba lạng. Đến tối ngài liền khiến xã đem ngài lên Gộc. Đến sáng ngài lên đánh Mĩ quân, Mĩ quận thua trận. Ngài liền bắt được Mĩ quận. Ngài liền ra xuống dưới làng An Ba liền lễ kỳ an mừng dẹp giặc rồi, ngài thấy xã chúng tôi có công ngài liền bảo nội phủ cho xã chúng tôi yên ổn, tiền thuế sai dư tuần ti, đò chợ các việc đều dừng. Ngài lại vào chơi trong Dinh Cát, ngài ở được 2 năm ngài lại rẻ ra Trung Đô cùng chúa Bằng ước được 10 năm ngài lại vào tuần ấy thủy bộ binh mã ngài mới rẻ vào đến Dinh Cát.
Ngài hàng năm hàng ra xứ chúa Bằng can qua chẳng động thôi. Chúa Bằng về trời. Chúa Thanh lên trị vì. Chúa Thanh lại sinh được chúa Tây (tức Tây Đô Vương Tịnh Tạc 1657-1682). Đến tuần trung nguyên năm Ất Mão (1615)(2) , chúa Thanh sai tướng là Đăng quận vào đánh ngài chẳng được liền thua trận, Đăng quận giã về Trung Đô thôi. Đức chúa Tiên Vương ngài thượng thọ về trời (1613) chúa Sãi trị vì thiên hạ. Đức chúa Sãi ra cống sứ chúa Thanh được hai ba năm, Chúa Thanh lại nói làm dữ, đức chúa Sãi giận, chẳng ra sứ, liền lập đồn lủy chứa binh mã nhiều. Đến tuần hạ nguyên, chúa Tây lên trị vì. Đến năm Tân Mùi (1691)(3), chúa Tây đem binh mã thủy bộ rẻ vào, đến thượng tuần tháng Chạp quân mới áp đến cửa Sài đánh Ngài. Trận ấy cũng lắm mà chẳng được, đến hạ tuần tháng Chạp chúa Tây liền bại trận giã về Trung Đô. Cổ tích ở xã Cừ Hà thuộc nội phủ huyện Khang Lộc phủ Quảng Bình có thôn An Ba (Cừ thôn) Nguyên tiền hiền là Nguyễn quý công, Trần quý công và Trương quý công theo vua đến phủ Triệu Phong thăm dò được cửa biển Trường Sa thuận lợi cho việc chài lưới liền xin tự lập xã An Đôi. Ngài liền cấp bằng nội phủ cho làm cá cảm dâng lên, được tiện hành chuyên chở buôn bán, còn tiền thuế sai dư, tuần ti chợ đò cùng binh dịch đều miễn, có công thì thưởng cho nên những lễ kỳ an, nhập tịch, trước kính thần linh, sau kính tiền hiền, chia phần ba vị làm ba tộ, lễ xong cho con cháu lãnh lấy, tưởng nhớ đến ơn tổ phụ muôn đời.
CHÚ THÍCH:
1. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đánh bại bọn Mĩ Lương Bá (do chúa Trịnh xúi giục) năm 1569. Mĩ quận công nói đây có lẽ là Mĩ Lương bá.
2. Niên điểm này không đúng sử, cũng không ghi một ông nào là Đúng Quận công chỉ nói Lão Quận công Nguyễn Bạo của nhà Mạc, vào đánh Nguyễn Hoàng năm 1571.
3. Niên điểm này không đúng, đến năm này chúa Tây cũng đã chết. Quân chúa Trịnh Tráng đánh vào nam trận đầu tiên năm Đinh Mão (1627). 12 tờ Sắc phong có kích thước khác nhau vè chiều ngang và chiều rộng do các đời vua Triều Nguyễn ban tặng. Mỗi bản được nhà Vua ban tặng đều có nét đặc trưng riêng. Những kỷ vật ở ngôi Chùa làng tại Độn Bồ nay làng đang bảo quản.
Nguồn: Văn Tiến Nhị
Xin gởi bài viết, tin tức, hoặc ý kiến xây dựng về: anbangeditor@gmail.com