Văn Hoá Còn, Tiếng Việt Còn

Tất cả mọi biểu đạt tư tưởng đều qua hình thức ngôn ngữ.  Ở đây, tôi chỉ xin giới hạn ngôn ngữ qua định nghĩa qua lời nói và văn viết.  Trong phạm vi này, tôi cho đây là một trở ngại lớn lao giữa nhiều thế hệ Việt Nam đang sinh sống tại Hoa Kỳ.  Tuy nhiên, vì không muốn đụng chạm đến lãnh vực không quen thuộc, tôi chỉ chú tâm vào khuôn khổ của người An Bằng.  Như vậy, khác biệt về ngôn ngữ của người An Bằng sẽ được đề cập đến trong tầm phạm vi quan sát và kinh nghiệm của chính bản thân tôi, chứ không nhất thiết phải dựa vào một cuộc thăm dò nào.  Cho nên, nếu bạn đọc cảm thấy những gì tôi sẽ trình bày sau đây không đúng với thực tại, tôi xin cáo lỗi và cùng lúc kêu gọi sự bổ sung của quý vị.

Tôi xin chia người An Bằng ra nhiều nhóm để tiện việc trình bày.

Thứ nhất, nhóm người lớn tuổi qua Mỹ trên 20 năm nay đã ít nhiều thành công về lãnh vực kinh tế.  Họ là những người cố gắng hết sức để lăn lộn vào đời sống mới bằng hai bàn tay trắng, bằng tất cả nỗ lực mà họ có được, để đổi lấy chén cơm manh áo qua các công việc lương thấp.  Thời mới qua Mỹ, có người tiếp tục hành nghệ đánh cá ở New Orleans, bởi bản năng đua vọt trên biển khơi của họ.  Sau một vụ tai nạn chết người do đi biển, người ta bắt đầu tìm các công việc khác, như làm hãng bò ở tiểu bang Kansas.  Với đồng lương lúc bấy giờ khá tương đối để có thể nuôi gia đình và mua một chiếc nhà xe (mobile home) trong vòng 3 đến 5 năm cặm cụi.  Thời bấy giờ, đa phần người An Bằng tập trung ở hai tiểu bang này.  Tuy có ở rải rác khắp nơi, nhưng đó là số nhỏ.  Lúc qua Mỹ ở giữa thập niên 80 thì gia đình tôi cũng ở Kansas và Ba Mạ tôi cũng làm hãng bò.  Tuy nhiên, đi làm hãng thì có cái gò bó của nó.  Hơn nữa mùa đông ở Kansas rất lạnh, khó hợp với một số người chưa quen.  Rồi phong trào làm cỏ ở tiểu bang Colorado bùng nổ lên.  Hễ thành công ở một công việc gì thì người An Bằng đều rủ nhau đi.  Thế rồi, người ta tìm cách dọn ra khỏi tiểu bang đầy mùi bắp và mùi thịt bò – Kansas.  Từ Kansas qua Colorado chẳng bao xa, nên có thể di chuyển bằng xe.  Tự nhiên, tiểu bang Colorado đã trở thành thủ đô của người An Bằng từ thập niên 80 đến 2000.  Từ việc làm cỏ, có người làm công, có người làm chủ, đã giúp những gia đình này trở nên khá giả hơn, mà công việc lại được tự do hơn.  Một số nhỏ, nếu không đi cắt cỏ thì trở lại làm biển hay tìm những tiểu bang ấm hơn Kansas và Colorado, như Hawaii, Texas, hay Florida, vân vân, để làm công.  Họ là những người phát động các việc xây lăng trả hiếu ở làng bằng những giọt mồ hôi khó cực của họ.  Dù làm công việc gì, vì khả năng ngôn ngữ giới hạn, họ dồn hết sức để làm việc dài giờ, để con cái họ chú tâm vào học hành.

Những con cái họ, ở lớp người có trí nhớ mơ màn về Việt Nam, hay chỉ mới trình độ tiểu học lúc qua Mỹ, được thừa hưởng phong cách chịu khó của cha mẹ họ.  Họ chịu khó học hành, và giữ được hai ngôn ngữ Việt và Anh.  Trong họ đã thấm nhuần hai bản sắc phong tục.  Có người còn lưu loát hai ngôn ngữ, nhưng phần lớn thì chỉ nói tiếng Anh.  Do học được bản tính chịu khó của cha mẹ, họ nỗ lực học hành và đến nay đã thành công ở nhiều lãnh vực khác nhau.  Những bác sĩ, tiến sĩ, luật sư, kỹ sư, các ngành nghề tương xứng với xã hội khác, hay các thương gia thành công… đa phần nằm ở thế hệ này.  Con cái của họ, được xem là thế hệ thứ hai ở Mỹ, sinh ra ở Mỹ, hầu như đã hội nhập như người bản xứ.

Lớp người này hoàn toàn nói tiếng Anh.  Nếu có nói tiếng Việt thì cũng bập bẹ như người Thượng nói tiếng Việt.  Tuy nhiên, một số đã đến chùa, nhà thờ, hay các trung tâm Việt Ngữ để học tiếng Việt mỗi chủ nhật.  Dù họ có nói tiếng Anh rất hay, nhưng trong họ đã được tẩm ít nhiều văn hoá của Việt Nam.  Phần đông không còn nói được tiếng Việt hay tham gia các hoạt động văn hoá của làng.  Vì giọng An Bằng quả khó nghe, nên lúc họ cố gắng nói tiếng Việt bằng giọng này thì bạn bè Việt Nam của họ không hiểu.  Thế rồi họ nản chí, và tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh.  Vả lại, môi trường không cho phép họ nói tiếng Việt nhiều.  Vì vậy, đây là điều cực khó khi ông bà hay cha mẹ muốn trò chuyện với họ.  Lớn lên, chừng 30 tuổi, thì tự nhiên họ sẽ biết đọc và viết tiếng Việt, mặc dù phát âm không chuẩn.

Một nhóm người khác khi qua Mỹ lúc tuổi trung niên dưới 20 năm thì may mắn được sự dìu dắt của những người đi trước.  Nghề nails đã chiếm gần 75% của người An Bằng, nên họ cứ thế mà cặm cụi làm việc.  Hễ gặp nhau, không cần biết họ làm việc gì, cứ hỏi, “tiệm làm được không?” thì ngay chóc.  Nghĩa là, phần đông người An Bằng ở nhóm này là chủ nhân của một hay nhiều tiệm nails.  Làm công việc này thì chẳng cần biết tiếng Anh nhiều, chỉ vài ba câu tiếng bồi thì có thể trò chuyện được với khách.   Nghề nails đã khiến họ làm giàu trong thời gian ngắn nhất.  Họ là người giỏi tiếng Việt nhất trong các nhóm người An Bằng.  Vì dồn hết thời gian và ngành này nên chi họ lại không có thời gian với con cái.

Con cái của nhóm người nói trên được chia thành hai nhóm.  Nhóm trung học thì còn nói tiếng Việt chuẩn và có thể nói đang học rất khá với ngôn ngữ thứ hai.  Họ có thể trò chuyện với bất cứ nhóm nào.  Nhóm tiểu học thì chỉ biết tiếng Anh và cũng tương tự như nhóm người sinh ra ở Mỹ.  Trò chuyện với họ phải dùng tiếng Anh.  Mà cha mẹ không biết tiếng Anh thì sẽ có sự cản trở và khó thông cảm lẫn nhau.

Cái khó khăn nhất của bất cứ một văn hoá nào muốn tồn tại sự hiện diện của nó, đơn giản, là ngôn ngữ dị biệt.  Mọi cảm thông giữa thế hệ này sang thế hệ kia đều bắt nguồn từ lời nói, câu văn, hay ý nghĩ.  Một mặc, thế hệ người lớn phải bương chải với đời sống, nên thiếu thời gian với con cái.  Mặc khác, lối suy nghĩ của hai thế hệ càng lúc càng khác xa bởi sự thay đổi của xã hội.  Vì thế, muốn gần gũi cần có sự cảm thông về ngôn ngữ.  Phụ huynh cần có thời gian cho gia đình.

 

Xuân An Bằng tại North Central Florida

An Bằng Colorado

An Bằng Đà Nẵng, VN

An Bằng Arkansas

An Bằng Arkansas

An Bằng Canada

An Bằng Tây Úc

 

Họ cần tham gia các lễ hội văn hoá của làng, ví dụ, Tất Niên hay Tân Niên ở địa phương mình.  Cùng lúc, khuyến khích con cái đi theo.  Chưa cần biết con cái họ có hiểu gì, nhưng có thể nói khi gặp lại đám đông, nơi mà rất đông người An Bằng ở nhiều thế hệ, nhiều nhóm người khác nhau tụ họp lại, thì chúng sẽ cảm thấy mình đang trở về với nguồn gốc.  Đó là sự bắt đầu của một chuyển thai cho một nền văn hoá quá dễ phôi phai.  Những chiếc áo dài trong ngày lễ hội sẽ cho họ ấn tượng khá sâu sắc về văn hoá của mình.  Từ đó, họ sẽ chú tâm, lịch sự tìm hiểu thế hệ lớn tuổi muốn nói điều gì.

An Bằng Chicago

An Bằng Mississippi

An Bằng Miami, Florida

An Bằng Oklahoma

An Bằng Michigan

Ngôn ngữ bất đồng là sự cản trở lớn; tuy nhiên, sự cản trở này sẽ tiếp tục sâu hơn nếu chúng ta không có sự cố gắng gìn giữ nó.  Tôi còn nhớ ai đó từng nói, “tiếng Việt còn, văn hoá còn.”  Theo tôi thì, văn hoá còn thì tiếng Việt mới còn.  Tham gia các ngày hội ngộ của An Bằng chính là sự bắt nguồn cho một tiếng Việt hồi sinh.  Những tổ chức của người làng An Bằng, có lẽ vì vậy, đã có những ngày hội ngộ, ngày chạp họ, ngày tất niên, hay xa hơn nữa thì trại hè của Hội Phật Tử An Bằng hoặc ngày Thanh Niên Công Giáo … đều nhắm vào mục đích này.  Xin đừng phụ lòng của những người chú tâm vào công việc gìn giữ văn hoá, để từ đó làm ngọn lửa cho công việc phát huy tiếng Việt.

Xuân Mậu Tuất đang về, xin chúc tất cả bà con An Bằng vui tươi và nỗ lực trong nhiệm vụ gìn giữ văn hoá và tiếng Việt của mình cho thế hệ con em.

Văn Đình Lang Quân

 

Preserving Language Through Cultural Events

All expressions of thought are in the form of language. Here, I only restrict the language through words and writing. To this extent, I consider this to be a great obstacle among many generations of Vietnamese living in the United States.  However, because I don’t want to touch on this unfamiliar subject, I only want to focus on the An Bang Community.  The differences in the language of the An Bang will be addressed within the scope of my own observations and experiences, not necessarily based on any official study.  So, if you feel that what I am about to write is incorrect, I would like to first apologize, and at the same time, call for your addition and correction.

I would like to divide the An Bang people into 5 different groups for this purpose.

First, older people who have come over to the United States for more than 20 years. They have been stable financially. They are the ones who try very best to start over with their working hands, with all the effort they have, in exchange for a bowl of rice through low-wage jobs.  At first, being new to the United States, some continued to practice fishing in New Orleans, as the only occupation they knew when they were in An Bang.  After a fatality accident, they began looking for other jobs, such as working for a beef packaging company in Garden City, Kansas. With a relatively modest salary, they could support their families.  Some could by a mobile home through saving within three to five years. At that time, most An Bang people concentrated in these two states, despite a small amount scattered elsewhere.  When my family came to America in the mid-80s, we were in Kansas and my parents also worked for a beef packaging company.  (If I remember correct, the company my parents worked for was Swift Independent Packaging).   But the An Bang people soon to find out that they were not fit to working in a disciplined setting where they had to follow certain rules and restrictions. Additionally, winter in Kansas was very cold, unsuitable for some of the newly arrived people. Then there was a wave of grass mowing jobs exploded in Colorado.

An Bang people have the tendency to share successes and want to live close together. Then, people tried to move out of corn-smelling and beef-slaughtered scenery of Kansas. Unexpectedly, Colorado became the capital of the An Bang from the 80s to the 2000s.  From mowing grass, some worked for others, some were owners themselves, helped these families become better off.  And the work was not restricted to any company rules, too.  A few others returned to the sea to become fishermen again, or looked for warmer states such as Hawaii, Texas, or Florida, and so on, to live.  They were the ones who sent money back to An Bang to build tombs for their ancestors as a mean to pay respect and gratefulness.  Whatever their work was, because of their limited English, they put all their energy and effort into working long hours, sacrificing for their children’s academic successes.

Their children, the second group, who had little memory about Vietnam, or who just had attained elementary school when they came to the United States, inherited the hard-working attitude from their parents. They studied hard in school.  They tried to preserve the Vietnamese language with the help of their parents while mastering English. They were instilled in two cultures.  Due to their parents’ hard-working nature, they tried their best to study and thus have been successful in many areas.  Doctors, lawyers, engineers, other respectful professions, or successful business owners … are mostly found in this generation.  Their children, the second generation of An Bang in the United States, or those who are born in the United States, almost integrate as if they are native Americans.

This third group completely speaks English. If they were to speak Vietnamese, their accent is awkward enough that their elders would laugh or don’t understand.  However, some have the opportunity to go to temples, churches, or Vietnamese Language Centers to learn Vietnamese every Sunday.  Although they speak English very well, more or less, they are familiar with the Vietnamese culture.  Most of them cannot speak Vietnamese or have not participated in any cultural activities of An Bang.  Because An Bang’s tongue is difficult to understand, they even have difficulty in communicating with their Vietnamese friends.  They become discouraged and are more confident in using English.  Besides, the environment does not allow them to speak much Vietnamese.  So, it is very difficult for grandparents or parents to talk to them.  In a miracle way, when they reach 30 years old, they naturally read and write in Vietnamese, as I have observed most do.

The fourth group, people who come to the United States at midlife in less than 20 years, is fortunate to follow their predecessors’ step.  The nails industry occupies nearly 75% of the An Bang people in America, so they just keep on following this successful path.  Meeting between An Bang people has been become a norm to start out by asking each other, “is your salon doing well?”  That is to say, most An Bang people in this group are the owners of one or more nails salons.  Doing this type of work does not need to know much English; a few broken sentences to chat with their clients is perfectly fine.  Nails industry makes them rich in the shortest time possible. This group can speak Vietnamese fluently and is considered as the best group of An Bang in reading, writing, speaking Vietnamese.  However, because they spend all their time working in nail salons, they don’t have time for their children.

The children of the above group are divided into two sub-groups.  High school students also speak Vietnamese and can speak very well in their second language.  They can talk to any group.  The later sub-group only knows English and is similar to those born in the United States.  Conversation with them must be in English.  Parents who don’t speak English will have a hindrance and difficulty in understanding with their children.

The hardest thing for any culture that wants to be present in a long run, simply, meets the obstacle in language differences. All understandings between generations come from words, sentences, or thoughts.  On the one hand, the adult generation works very hard to be stable financially in life; thus, leaving little time with their children. On the other hand, the society has changed to the point that generation gap is increasingly separating the elder and the younger generations.  Therefore, language plays a vital role in understanding and building on cultural preservation.  Parents need to find time for their children.

They need to join the An Bang village’s cultural festivals, such as, in their local New Year’s or New Year’s Eve Celebration.  They should also encourage their children to attend.  At this point, it is not necessary for children to understand what the Vietnamese or An Bang culture is.  But meeting a crowd of An Bang people across all generations will have a feeling of coming back to their root.  This is the beginning of a cultural re-born phase.  The long dresses that people wear on the festival day will give them a deep impression of our culture.  From there, they will be attentive, courteous to understand what the older generation wants to say.

Language difference is a major obstacle; however, this barrier will continue to deepen if we do not try to preserve it.  I remember someone said, “if the Vietnamese language present, then the Vietnamese culture still exist.”  In my opinion, it should be, “if the Vietnamese culture is still present, then the Vietnamese language exits.”   Participating in a reunion of An Bang is the first step for a Vietnamese language revival.  There are An Bang groups that organize reunions, family reunions, New Year Eve, New Year Day for this purpose.  Even to a broader extent, the An Bang Buddhist Association Abroad and An Bang Catholic Youth organize camps every year.  These organizations aim at the same purpose: preserving the An Bang culture.  Please do not turn away the good intentions of those who are trying hard to preserve our culture, hence, lighting a fire for Vietnamese language existence.

Tet or the Lunar New Year of the Money is approaching.  I wish all An Bang people with joy, luck, and happiness.  In trying to preserve our culture, please attend an An Bang New Year Celebration in your local community.

 

Van Dinh Lang Quan