Logo: Phân Ban Văn Mỹ Nghệ – thuộc tổ chức Hội Ngộ An Bằng Hải Ngoại.
Phác họa và ý nghĩa: Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Khánh Anh
[ABN: Nhận được logo của Hội Ngộ An Bằng Hải Ngoại, chúng tôi xin chia sẻ ý nghĩa ý của nó từ phân ban Văn Mỹ Nghệ, do anh Nguyễn Thành Trung dẫn đầu. Được biết, cuộc hội ngộ này sẽ diễn ra vào ngày 14 tháng 7 năm 2019 tại thành phố Miami, tiểu bang Florida – như trong logo đã gói ghém. Logo này đã chính thức hoàn tất sau một ngày thời gian và địa điểm đã ấn định. Tiện thể, xin thông báo đến tất cả con dân An Bằng tại hải ngoại về sự kiện quan trọng này.]
HÌNH THỨC
Hình tròn:
- Hình tròn trong và ngoài là biểu tượng làng An Bằng quốc nội và hải ngoại.
- Hình tròn còn biểu tượng sự bảo bọc trong tình tương thân, tương ái và tương kính của người con dân An Bằng dù bất cứ ở nơi đâu; hay còn là sự bao dung và độ lượng.
Ghe nan:
- Chiếc ghe nan là vốn liếng, phương tiện cho người con dân An Bằng làm nghề chài lưới để mưu sinh qua bao đời, từ thế hệ nầy đến thế hệ khác. Đặc biệt, chiếc ghe cũng là phương tiện cho những người con dân vượt biển tìm tự do.
Ba người:
- Ba con người trên ghe biểu tượng cho hai thế hệ. Người cha và người mẹ là thế hệ dấn thân, vượt biển tìm tự do. Em bé bồng trên tay là thế hệ tương lai, một thế hệ với nhiều hứa hẹn và đầy kỳ vọng, thế hệ tiếp nối.
Bầu trời, sóng biển và ánh bình minh:
- Hình ảnh tươi mát và bình yên trên bãi biển quê hương An Bằng.
- Những cánh tay với lấy ánh bình minh như niềm khát vọng của bao ngày tháng lênh đênh trên biển cả, mừng mừng tủi tủi khi muốn biết ơn trời biển đã cho một sự bình yên trên sóng nước. Ánh bình minh cũng mang lại cho niềm mơ ước và hy vọng của bến bờ tự do.
Đôi chim:
- Bầu bạn với chiếc thuyền vượt biển đang lênh đênh trên biển khơi trong cảnh cô quạnh, hiểm nguy.
- Đàn chim xa xứ đang quay về với tổ ấm (ngày Hội Ngộ An Bằng Hải Ngoại).
Bắt tay:
- Biểu tượng sự kết nối, cảm thông và chia sẻ; đồng thời, cũng thể hiện được tinh thần đoàn kết, xây dựng và gắn bó của con dân làng An Bằng từ bốn phương quy tụ về ngày hội ngộ.
Ý NGHĨA TỔNG QUÁT
Sau thời cuộc 1975, một số người dân làng An Bằng đã cùng với bao nhiêu người Việt khác tản cư giữa vận nước đổi thay, ra đi tìm tự do. Với phương tiện khiêm tốn – những chiếc ghe nan nhỏ bé – đã đưa tất cả người dân Làng đến bến bờ bình yên.
Sau hơn 40 năm sống xa quê, mỗi người lưu lạc mỗi phương nơi xứ người, cần cù, siêng năng làm việc lo cho sinh kế gia đình của riêng mình và người thân bên nhà, săn sóc con cái học hành nên người, thành đạt trong cuộc sống. Trải qua hai thế hệ, người An Bằng sống ở hải ngoại không khỏi chạnh lòng về chuỗi ngày quá khứ, không hề quên nguồn gốc, văn hóa tập quán của quê hương làng nước. Giờ đây, những đàn chim ngày càng đông đúc – thêm con tăng cháu, đoàn tụ cha mẹ anh chị em – đang lưu lạc khắp nơi tại hải ngoại, quy tụ về tổ ấm (ngày Hội Ngộ An Bằng Hải Ngoại) để cùng nhau tưởng nhớ và vọng bái về Tổ Tiên đã luôn che chở con dân Làng trong mọi hoàn cảnh và tình huống; cùng nhau hồi tưởng lại những hình ảnh thân thương đã luôn in đậm trong tâm khảm với những ai đã từng tiếp xúc như ghe xuồng chen chúc giữa cảnh bình minh trên biển An Bằng, những con đường làng cát nóng, khe suối, lầm dương, bụi dúi, cây bàng, luống sắn, vồng khoai …, và những sinh hoạt mộc mạc của một Làng quê thân thương; đồng thời, được nghe giọng nói đậm chất biển mặn, được nhìn dáng người thân quen thuở nào …. Ngày Hội Ngộ An Bằng Hải Ngoại cũng là một cơ hội hiếm có để cho thế hệ con em gặp gỡ các bậc tiền bối và bà con bạn bè cùng quê hương, tìm hiểu về nguồn gốc, tập quán của Làng Nước nhằm nối gót bậc cha anh tiếp tục gìn giữ nếp sống chất phác hiền hòa của một Làng quê, nuôi dưỡng tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh mà bao đời Tổ Tiên Cha Ông đã truyền lại.
Ngày mai theo cánh chim bay
Để vui cùng gió heo may tháng ngày
Ta về ôm lấy nồng cay
Bên anh bên chị tràn đầy yêu thương.
Phác họa:
Nguyễn Thành Trung và Bé Nguyễn Khánh Anh
Hey! I could have sworn I’ve been to this website before but after checking through some of the post I realized it’s new to me. Anyhow, I’m definitely glad I found it and I’ll be book-marking and checking back often!
183172 935130Vi ringrazio, considero che quello che ho letto sia ottimo 95047
284543 560862It is essential to have having access to the understanding posted here 943894
126557 635218Immer etliche Firmen bentzen heutzutage Interimmanagement als innovatives und ergnzendes Gertschaft i. Spanne der Unternehmensfhrung. Denn hiermit wird Kenntnisstand leistungsfhig, bedarfsgerecht und schnell ins Unternehmen geholt. 221210